Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
DỤNG CỤ CHỮA CHÁY HƠN 100 TUỔI Ở CHÙA BÀ THIÊN HẬU
Trang 1 trong tổng số 1 trang
DỤNG CỤ CHỮA CHÁY HƠN 100 TUỔI Ở CHÙA BÀ THIÊN HẬU
DỤNG CỤ CHỮA CHÁY HƠN 100 TUỔI Ở CHÙA BÀ THIÊN HẬU
( Thành phố Hồ Chí Minh)
Võ Thị Huỳnh Như
Hà Thị Sương
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức Miếu Đức
Bà). Và do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành, Quảng Đông đã rời bỏ làng quê sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu lớn vào các năm 1800, 1842, 1890, 1916... Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
Đại Nam Nhất Thống Chí ghi: Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ "điền", nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức, ở bên sông Nam và Bắc không thiếu món gì, đầu phía Bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu.
Phía Tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, gần phía Tây có Ôn Lăng Hội Quán.
Chùa thờ bà Thiên Hậu là chính. Bà được người Quảng Đông gọi là “A Phò” (Đức Bà). Người Phúc Kiến và Hải Nam thích gọi bà là "Đạo Mẫu".
Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Ba dãy
nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có
một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng
đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.
Chùa có khoảng hơn 400 đồ cổ: 3 đại hồng chuông, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 4 lư hương đồng, 1 lư hương đá, 10 bức hoành phi, 23 câu đối và 41 tranh nổi... Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế. Đặc biệt ở trung điện có trưng bày bộ
hiện vật độc đáo là 15 cái ống bơm nước đúc bằng chất liệu đồng.
Ống cao 1,33m, ống gốm 6 đoạn thuôn dài, nhỏ dần về phía đỉnh ống. Giữa các đoạn ống có nối với nhau bằng mối nối răng cưa. Có 1 ống bị sứt ra các múi nối do quá trình
sử dụng. Đường kính phía đáy ống để nối với xe cứu hỏa gần 5cm. Ở vị trí này có
8 lỗ tròn nhỏ để dẫn nước và 4 đinh tròn để nối với xe.
Trên thân các ống có 1 dòng chữ Hán “Hội Quán Tuệ Thành trí” hoặc “Việt đông tỉnh thành Di Hòa Phát” hoặc “Thang vạn ký tạo”. Qua những chữ hán đúc trên thân ống có thể khẳng định ống nước này được đúc ở Trung Quốc và đúc riêng dành cho Hội quán Tuệ Thành. Địa điểm đúc những ống đồng này theo những chữ Hán trên ống là thành Đông Quảng Châu ( tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc).
Bi ký còn lại ở chùa nội dung: “Nghe rằng từ khi chợ lớn xây dựng đến nay, những người Quảng Đông đầu tiên, rời quê đến ở nơi xa xứ đã tới đây đi buôn bán, kẻ trước người sau tấp nập không dứt. Nay nhà cửa đông đúc, thường nghe có lúc xẩy ra hỏa
hoạn. Nên việc Hội Quán lập ra hai cỗ xe thiện địa, để cứu viện lẫn nhau, đó là
có lo trước thì không phải sợ. Ngờ đâu khi bắt đầu công việc tưới nước, e rằng
bát nước không dập tắt nỗi xe củi cháy. Phàm là bà con chúng tôi, mắt thấy tình
hình khó yên tâm nằm ngủ. Nay lại mời bà con bàn chung, đề xướng việc có xe máy
nước, muốn bù lại cái thiếu sót trước kia…. Từ khi có xe máy nước, có lúc do vô
ý gây cháy, vẫn không kéo dài đến mức tai hại lớn, phàm nhà buôn chúng ta, kinh
doanh ở đất này không ai là không khen ngợi.
Sớm ngày tốt trung tuần mạnh đông năm Mậu tuất Quang tự năm thứ 24”.
Năm Mậu tuất Quang tự năm thứ 24, tức năm 1898, dân xung quanh vùng đã quyên góp sắm xe máy nước. Mấy ống nước ở trên cũng có từ thời điểm này.
Ngoài ra, ở trung điện của chùa này còn có bộ lư phát lam lớn niên hiệu
Quang Tự thứ 12 (1886). Trong tủ kính lớn ở chính điện là tượng Bát Tiên và tướng lịnh của D'Ariès vào năm 1860 cấm các binh sĩ Pháp và Y-Pha-Nho phá phách. Hai bên bộ lư là kiệu sơn son thiếp vàng, bằng gỗ tốt, dành rước Bà vào ngày vía Bà với chiếc thuyền rồng
chạm hình nhân, rước theo cùng với kiệu Bà.
( Thành phố Hồ Chí Minh)
Võ Thị Huỳnh Như
Hà Thị Sương
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức Miếu Đức
Bà). Và do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành, Quảng Đông đã rời bỏ làng quê sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu lớn vào các năm 1800, 1842, 1890, 1916... Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
Đại Nam Nhất Thống Chí ghi: Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ "điền", nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức, ở bên sông Nam và Bắc không thiếu món gì, đầu phía Bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu.
Phía Tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, gần phía Tây có Ôn Lăng Hội Quán.
Chùa thờ bà Thiên Hậu là chính. Bà được người Quảng Đông gọi là “A Phò” (Đức Bà). Người Phúc Kiến và Hải Nam thích gọi bà là "Đạo Mẫu".
Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Ba dãy
nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có
một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng
đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.
Chùa có khoảng hơn 400 đồ cổ: 3 đại hồng chuông, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 4 lư hương đồng, 1 lư hương đá, 10 bức hoành phi, 23 câu đối và 41 tranh nổi... Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế. Đặc biệt ở trung điện có trưng bày bộ
hiện vật độc đáo là 15 cái ống bơm nước đúc bằng chất liệu đồng.
Ống cao 1,33m, ống gốm 6 đoạn thuôn dài, nhỏ dần về phía đỉnh ống. Giữa các đoạn ống có nối với nhau bằng mối nối răng cưa. Có 1 ống bị sứt ra các múi nối do quá trình
sử dụng. Đường kính phía đáy ống để nối với xe cứu hỏa gần 5cm. Ở vị trí này có
8 lỗ tròn nhỏ để dẫn nước và 4 đinh tròn để nối với xe.
Trên thân các ống có 1 dòng chữ Hán “Hội Quán Tuệ Thành trí” hoặc “Việt đông tỉnh thành Di Hòa Phát” hoặc “Thang vạn ký tạo”. Qua những chữ hán đúc trên thân ống có thể khẳng định ống nước này được đúc ở Trung Quốc và đúc riêng dành cho Hội quán Tuệ Thành. Địa điểm đúc những ống đồng này theo những chữ Hán trên ống là thành Đông Quảng Châu ( tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc).
Bi ký còn lại ở chùa nội dung: “Nghe rằng từ khi chợ lớn xây dựng đến nay, những người Quảng Đông đầu tiên, rời quê đến ở nơi xa xứ đã tới đây đi buôn bán, kẻ trước người sau tấp nập không dứt. Nay nhà cửa đông đúc, thường nghe có lúc xẩy ra hỏa
hoạn. Nên việc Hội Quán lập ra hai cỗ xe thiện địa, để cứu viện lẫn nhau, đó là
có lo trước thì không phải sợ. Ngờ đâu khi bắt đầu công việc tưới nước, e rằng
bát nước không dập tắt nỗi xe củi cháy. Phàm là bà con chúng tôi, mắt thấy tình
hình khó yên tâm nằm ngủ. Nay lại mời bà con bàn chung, đề xướng việc có xe máy
nước, muốn bù lại cái thiếu sót trước kia…. Từ khi có xe máy nước, có lúc do vô
ý gây cháy, vẫn không kéo dài đến mức tai hại lớn, phàm nhà buôn chúng ta, kinh
doanh ở đất này không ai là không khen ngợi.
Sớm ngày tốt trung tuần mạnh đông năm Mậu tuất Quang tự năm thứ 24”.
Năm Mậu tuất Quang tự năm thứ 24, tức năm 1898, dân xung quanh vùng đã quyên góp sắm xe máy nước. Mấy ống nước ở trên cũng có từ thời điểm này.
Ngoài ra, ở trung điện của chùa này còn có bộ lư phát lam lớn niên hiệu
Quang Tự thứ 12 (1886). Trong tủ kính lớn ở chính điện là tượng Bát Tiên và tướng lịnh của D'Ariès vào năm 1860 cấm các binh sĩ Pháp và Y-Pha-Nho phá phách. Hai bên bộ lư là kiệu sơn son thiếp vàng, bằng gỗ tốt, dành rước Bà vào ngày vía Bà với chiếc thuyền rồng
chạm hình nhân, rước theo cùng với kiệu Bà.
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52