Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
PHÁT HIỆN THẾ KỶ CỦA KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ VIỆT NAM Ở NÚI RỪNG TRƯỜNG SƠN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
PHÁT HIỆN THẾ KỶ CỦA KHẢO CỔ HỌC TIỀN SỬ VIỆT NAM Ở NÚI RỪNG TRƯỜNG SƠN
Di chỉ khảo cổ học Lung Leng
Di chỉ khảo cổ học Lung Leng (DCKCH Lung Leng) nằm ở thôn Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, Lung Leng đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú. Bước đầu, một xã hội Tây Nguyên thời tiền sử đã tái hiện.
Qua khai quật, người ta thấy Lung Leng là di chỉ có tầng văn hóa nguyên vẹn phản ánh các giai đoạn phát triển cơ bản từ thời đại đá cũ đến thời đá mới, qua thời kỳ kim khí, thậm chí cả thời kỳ trung đại. Dấu tích cư dân hậu kỳ đá cũ tìm thấy trong lớp đất laterite hóa ở dưới độ sâu 1,4-1,6m với những công cụ ghè đẽo thô sơ, kích thước lớn làm từ cuội thạch anh hoặc đá Bazan như các công cụ mũi nhọn, công cụ chặt rìa lưới dọc, công cụ nạo hình múi bưới. Kết quả phân tích niên đại cho thấy lớp đất này tương ứng với thời kỳ Cách tân (pleistocene) cách đây trên một vạn năm. Gần chúng ta hơn, ngay lớp đất trên là vết tích văn hóa hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí, tương ứng với niên đại Toàn tân (Holocen), từ 2000 đến 4000 năm trước. Đây là nơi tập trung với mật độ cao nhiều loại hình di vật, di tích như rìu bôn đá mài toàn thân, bàn mài, hòn ghè, hòn nghiền, đồ gốm, than tro, lọ nung, mộ táng...
Qua khai quật hàng loạt, phát hiện mới được ghi nhận, đặc biệt là di cốt và dấu vết vỏ trấu, cho thấy tục táng người chết của cư dân cổ, đồng thời xác nhận nghề trồng lúa đã xuất hiện rất sớm tại Tây Nguyên.
Những phát hiện bước đầu ở DCKCH Lung Leng đã được giới thiệu nghiên cứu, khảo cổ đánh giá cao. Mới đây, thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao cho Trung tâm nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia phối hợp với Bộ khoa học - Công nghệ và Bộ Văn hóa - Thông tin… tiếp tục triển khai thực lên giai đoạn 2 (đánh giá, phân loại, bảo quản di vật và hồ sơ khoa học) dự án “Khai quật di chỉ Lung Leng (Kontum)” thuộc dự án “Thủy điện YaLy”.
Di chỉ khảo cổ hạc Lung Leng là một trong những di sản văn hóa lớn của cả nước. Qua di chỉ văn hóa này, chứng tỏ người tiền sử đã có mặt, sinh sống ở đây từ trước một vạn năm.
Source Báo điện tử Kon tum
Di chỉ khảo cổ học Lung Leng (DCKCH Lung Leng) nằm ở thôn Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, Lung Leng đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú. Bước đầu, một xã hội Tây Nguyên thời tiền sử đã tái hiện.
Qua khai quật, người ta thấy Lung Leng là di chỉ có tầng văn hóa nguyên vẹn phản ánh các giai đoạn phát triển cơ bản từ thời đại đá cũ đến thời đá mới, qua thời kỳ kim khí, thậm chí cả thời kỳ trung đại. Dấu tích cư dân hậu kỳ đá cũ tìm thấy trong lớp đất laterite hóa ở dưới độ sâu 1,4-1,6m với những công cụ ghè đẽo thô sơ, kích thước lớn làm từ cuội thạch anh hoặc đá Bazan như các công cụ mũi nhọn, công cụ chặt rìa lưới dọc, công cụ nạo hình múi bưới. Kết quả phân tích niên đại cho thấy lớp đất này tương ứng với thời kỳ Cách tân (pleistocene) cách đây trên một vạn năm. Gần chúng ta hơn, ngay lớp đất trên là vết tích văn hóa hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí, tương ứng với niên đại Toàn tân (Holocen), từ 2000 đến 4000 năm trước. Đây là nơi tập trung với mật độ cao nhiều loại hình di vật, di tích như rìu bôn đá mài toàn thân, bàn mài, hòn ghè, hòn nghiền, đồ gốm, than tro, lọ nung, mộ táng...
Qua khai quật hàng loạt, phát hiện mới được ghi nhận, đặc biệt là di cốt và dấu vết vỏ trấu, cho thấy tục táng người chết của cư dân cổ, đồng thời xác nhận nghề trồng lúa đã xuất hiện rất sớm tại Tây Nguyên.
Những phát hiện bước đầu ở DCKCH Lung Leng đã được giới thiệu nghiên cứu, khảo cổ đánh giá cao. Mới đây, thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao cho Trung tâm nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia phối hợp với Bộ khoa học - Công nghệ và Bộ Văn hóa - Thông tin… tiếp tục triển khai thực lên giai đoạn 2 (đánh giá, phân loại, bảo quản di vật và hồ sơ khoa học) dự án “Khai quật di chỉ Lung Leng (Kontum)” thuộc dự án “Thủy điện YaLy”.
Di chỉ khảo cổ hạc Lung Leng là một trong những di sản văn hóa lớn của cả nước. Qua di chỉ văn hóa này, chứng tỏ người tiền sử đã có mặt, sinh sống ở đây từ trước một vạn năm.
Source Báo điện tử Kon tum
- Join date : 01/01/1970
Similar topics
» CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN
» Bất ngờ về những phát hiện khảo cổ mới trong năm 2009
» Phát hiện khu khảo cổ dưới nước chứa nhiều di vật lịch sử
» Bất ngờ về những phát hiện khảo cổ mới trong năm 2009
» Phát hiện khu khảo cổ dưới nước chứa nhiều di vật lịch sử
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52