Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
TIẾN HOÁ NHIỆT KIẾN TẠO PALEOZOI - MESOZOI SỚM ĐỚI BIẾN DẠNG SÔNG MÃ: BẰNG CHỨNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔ HỢP TUỔI ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ (Phần 2)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TIẾN HOÁ NHIỆT KIẾN TẠO PALEOZOI - MESOZOI SỚM ĐỚI BIẾN DẠNG SÔNG MÃ: BẰNG CHỨNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔ HỢP TUỔI ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ (Phần 2)
II- BỐI CẢNH ĐỊA CHẤT-KIẾN TẠO ĐỚI BIẾN DẠNG SÔNG MÃ
Đới biến dạng Sông Mã được được tạo thành từ một tổ hợp các đá biến chất không đồng đều có thành phần nguyên thủy khác nhau với khối lượng chủ yếu bao gồm các thể siêu mafic thuộc phức hệ Pắc Nậm, mafic (gabro, gabrodiaba gabrodiorit), phun trào bazan, trầm tích lục nguyên silic, lục nguyên carbonat đến thuần lục nguyên thuộc phức hệ Bó Xinh và một số khối plagiogranit bị ép phiến kéo dài theo phương tây bắc đông nam như khối Chiềng Khương, khối Bản Phúng, Bản Lưng. Tại một vài mặt cắt còn quan sát thấy các dyke diaba xuyên cắt cấu trúc. Trên bình đồ hiện tại, đới biến dạng Sông Mã có dạng tuyến hẹp kéo dài theo phương tây bắc đông nam. Về phía đông bắc, đới Sông Mã tiếp giáp với đới Nậm Cô là một nếp lồi dạng tuyến thông qua đới biến dạng dẻo trượt bằng phải Noong Vai-Mường Sai. Về phía tây nam nó tiếp giáp với đới Sầm Nưa thông qua đứt gãy Sông Mã hiện nay được vẽ trên bản đồ địa chất 1/200.000. Theo đường phương, về phía tây bắc, trong khu vực Điện Biên Đông, đới biến dạng Sông Mã bị đứt gãy Điện Biên-Lai Châu chặn lại và bị phủ bất chỉnh hợp góc rõ nét bởi các đá trầm tích chứa than hệ tầng Suối Bàng có thế nằm thoải đến nằm ngang. Về phía đông nam, đới chạy qua lãnh thổ Lào và tiếp tục kéo dài theo phương tây tây bắc-nam đông nam đi vào địa phận các huyện Mường Lát, Quan Hóa và chìm dần xuống dưới các trầm tích Paleozoi trung-Mesozoi ở khu vực Lang Chánh và chìm hẳn xuống dưới đồng bằng Thanh Hóa ngoại trừ khối Núi Nưa.
Về hoạt động biến chất, các quan sát thực địa cũng như phân tích lát mỏng cho thấy một đặc điểm quan trọng của hoạt động biến chất trong toàn bộ đới là không đồng đều. Các đá nằm ở phần rìa của đới thường ghi nhận mức độ biến chất cao hơn các đá có cùng thành phần thạch học ban đầu nhưng phân bố ở trung tâm của đới. Đặc điểm này được ghi nhận ở hầu hết các đới đứt gãy-biến dạng dẻo có mặt trong nội bộ đới biến dạng Sông Mã, cũng như trong nếp lồi Nậm Cô. Thành phần và tổ hợp cộng sinh khoáng vật của các đá meta siêu mafic và metamafic lộ ra trong khu vực thượng nguồn Sông Mã cho thấy điều kiện nhiệt độ và áp suất biến chất tương ứng với phần thấp của tướng amphibolit, chủ yếu đạt đến tướng epiđot-amphibolit và tướng phiến lục. Các đá đặc trưng chủ yếu là các đá phiến mầu xanh lục với tổ hợp cộng sinh khoáng vật chiếm ưu thế bao gồm: actinolit-epidot-chlorit, actinolit-fenspat-chlorit, đá phiến thạch anh-xericit-chlorit, đá phiến fenspat-thạch anh-biotit, khoáng vật phụ chủ yếu là titanit (sphen), rất ít apatit. Các đá nêu trên thường có cấu tạo phân phiến với phương phân phiến kéo dài tây bắc đông nam, góc dốc thay đổi từ thoải đến dốc đứng do liên quan đến hoạt động uốn nếp tiến triển trong quá trình biến dạng. Đặc biệt dọc theo lòng sông Mã các đá biến chất, biến dạng với mặt phiến dốc đứng, và bị uốn nếp với trục gần như thẳng đứng. Trong khi đó các đá metagabro bị biến chất ở tướng amphibolit được đặc trưng bằng tổ hợp khoáng vật amphibol-plagiocla-hornblend-epidot. Các đá siêu mafic thường bị biến đổi mạnh do quá trình serpentin hóa và một số quá trình biến đổi muộn hơn.
Về mặt biến dạng, các đá trong đới biến dạng Sông Mã ghi nhận quá trình uốn nếp phức tạp và đa pha. Ở phần trung tâm của đới, dọc theo lòng Sông Mã hiện nay, các đá thể hiện rất rõ quá trình uốn nếp liên quan với chuyển động trượt bằng phải. Đặc biệt, trong mặt cắt từ Mai Sơn đi Chiềng Khương, đã phát hiện thấy một đới mylonit đến siêu mylonit kéo dài theo phương tây bắc đông nam, với định hướng kéo dài của các khoáng vật theo phương gần nằm ngang với góc chúi về phía đông của tuyến trượt dao động trong khoảng 5 đến 20 độ. Trong khi đó, các đá nằm ở rìa đới biến dạng, nơi không bị các đứt gãy khống chế, mặt phân phiến thường thoải hơn. Trong lát mỏng thạch học định hướng, nhiều khi quan sát thấy các ban biến tinh fenspat bị vặn xoắn tạo thành cấu trúc hình chữ S và hàng loạt các dấu hiệu khác chỉ thị cho tính chất siết trượt phải trong quá trình biến dạng tạo núi va chạm Indosini [15, 19].
Đới biến dạng Sông Mã được được tạo thành từ một tổ hợp các đá biến chất không đồng đều có thành phần nguyên thủy khác nhau với khối lượng chủ yếu bao gồm các thể siêu mafic thuộc phức hệ Pắc Nậm, mafic (gabro, gabrodiaba gabrodiorit), phun trào bazan, trầm tích lục nguyên silic, lục nguyên carbonat đến thuần lục nguyên thuộc phức hệ Bó Xinh và một số khối plagiogranit bị ép phiến kéo dài theo phương tây bắc đông nam như khối Chiềng Khương, khối Bản Phúng, Bản Lưng. Tại một vài mặt cắt còn quan sát thấy các dyke diaba xuyên cắt cấu trúc. Trên bình đồ hiện tại, đới biến dạng Sông Mã có dạng tuyến hẹp kéo dài theo phương tây bắc đông nam. Về phía đông bắc, đới Sông Mã tiếp giáp với đới Nậm Cô là một nếp lồi dạng tuyến thông qua đới biến dạng dẻo trượt bằng phải Noong Vai-Mường Sai. Về phía tây nam nó tiếp giáp với đới Sầm Nưa thông qua đứt gãy Sông Mã hiện nay được vẽ trên bản đồ địa chất 1/200.000. Theo đường phương, về phía tây bắc, trong khu vực Điện Biên Đông, đới biến dạng Sông Mã bị đứt gãy Điện Biên-Lai Châu chặn lại và bị phủ bất chỉnh hợp góc rõ nét bởi các đá trầm tích chứa than hệ tầng Suối Bàng có thế nằm thoải đến nằm ngang. Về phía đông nam, đới chạy qua lãnh thổ Lào và tiếp tục kéo dài theo phương tây tây bắc-nam đông nam đi vào địa phận các huyện Mường Lát, Quan Hóa và chìm dần xuống dưới các trầm tích Paleozoi trung-Mesozoi ở khu vực Lang Chánh và chìm hẳn xuống dưới đồng bằng Thanh Hóa ngoại trừ khối Núi Nưa.
Về hoạt động biến chất, các quan sát thực địa cũng như phân tích lát mỏng cho thấy một đặc điểm quan trọng của hoạt động biến chất trong toàn bộ đới là không đồng đều. Các đá nằm ở phần rìa của đới thường ghi nhận mức độ biến chất cao hơn các đá có cùng thành phần thạch học ban đầu nhưng phân bố ở trung tâm của đới. Đặc điểm này được ghi nhận ở hầu hết các đới đứt gãy-biến dạng dẻo có mặt trong nội bộ đới biến dạng Sông Mã, cũng như trong nếp lồi Nậm Cô. Thành phần và tổ hợp cộng sinh khoáng vật của các đá meta siêu mafic và metamafic lộ ra trong khu vực thượng nguồn Sông Mã cho thấy điều kiện nhiệt độ và áp suất biến chất tương ứng với phần thấp của tướng amphibolit, chủ yếu đạt đến tướng epiđot-amphibolit và tướng phiến lục. Các đá đặc trưng chủ yếu là các đá phiến mầu xanh lục với tổ hợp cộng sinh khoáng vật chiếm ưu thế bao gồm: actinolit-epidot-chlorit, actinolit-fenspat-chlorit, đá phiến thạch anh-xericit-chlorit, đá phiến fenspat-thạch anh-biotit, khoáng vật phụ chủ yếu là titanit (sphen), rất ít apatit. Các đá nêu trên thường có cấu tạo phân phiến với phương phân phiến kéo dài tây bắc đông nam, góc dốc thay đổi từ thoải đến dốc đứng do liên quan đến hoạt động uốn nếp tiến triển trong quá trình biến dạng. Đặc biệt dọc theo lòng sông Mã các đá biến chất, biến dạng với mặt phiến dốc đứng, và bị uốn nếp với trục gần như thẳng đứng. Trong khi đó các đá metagabro bị biến chất ở tướng amphibolit được đặc trưng bằng tổ hợp khoáng vật amphibol-plagiocla-hornblend-epidot. Các đá siêu mafic thường bị biến đổi mạnh do quá trình serpentin hóa và một số quá trình biến đổi muộn hơn.
Về mặt biến dạng, các đá trong đới biến dạng Sông Mã ghi nhận quá trình uốn nếp phức tạp và đa pha. Ở phần trung tâm của đới, dọc theo lòng Sông Mã hiện nay, các đá thể hiện rất rõ quá trình uốn nếp liên quan với chuyển động trượt bằng phải. Đặc biệt, trong mặt cắt từ Mai Sơn đi Chiềng Khương, đã phát hiện thấy một đới mylonit đến siêu mylonit kéo dài theo phương tây bắc đông nam, với định hướng kéo dài của các khoáng vật theo phương gần nằm ngang với góc chúi về phía đông của tuyến trượt dao động trong khoảng 5 đến 20 độ. Trong khi đó, các đá nằm ở rìa đới biến dạng, nơi không bị các đứt gãy khống chế, mặt phân phiến thường thoải hơn. Trong lát mỏng thạch học định hướng, nhiều khi quan sát thấy các ban biến tinh fenspat bị vặn xoắn tạo thành cấu trúc hình chữ S và hàng loạt các dấu hiệu khác chỉ thị cho tính chất siết trượt phải trong quá trình biến dạng tạo núi va chạm Indosini [15, 19].
josvuhoangtrunghung- Moderator
- Tổng số bài gửi : 14
Join date : 10/06/2009
Age : 36
Similar topics
» TIẾN HOÁ NHIỆT KIẾN TẠO PALEOZOI - MESOZOI SỚM ĐỚI BIẾN DẠNG SÔNG MÃ: BẰNG CHỨNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔ HỢP TUỔI ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ (Phần 1)
» TIẾN HOÁ NHIỆT KIẾN TẠO PALEOZOI - MESOZOI SỚM ĐỚI BIẾN DẠNG SÔNG MÃ: BẰNG CHỨNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔ HỢP TUỔI ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ (Phần 4)
» SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
» TIẾN HOÁ NHIỆT KIẾN TẠO PALEOZOI - MESOZOI SỚM ĐỚI BIẾN DẠNG SÔNG MÃ: BẰNG CHỨNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔ HỢP TUỔI ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ (Phần 4)
» SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG, ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52