khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương.

Go down

Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương. Empty Chùa hang – kiến trúc Phật giáo đặc biệt vùng Tân Cương.

Bài gửi by atena Sun Aug 30, 2009 12:05 am

Chùa hang là một kiến trúc Phật giáo đặc biệt phổ biến ở khu vực phía bắc Ấn Độ. Chùa hang ban đầu là những hang động được đục vào vách núi, người ta đặt vào trong đónhững tác phẩm điêu khắc tôn giáo, dần dần mở rộng thành một nơi tưởng niệm, nơi thanh tu của các tăng nhân.
Khi truyền vào Phật giáo truyền vào Trung Quốc, loại hình kiến trúc này cũng được du nhập vào Trung Quốc. Các chùa hang ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ nữa sau thế kỷ Vở khu vực: Vân Cương, Long Môn và Hà Nam.
Chùa hang Trung Quốc mô phỏng kiến trúc chùa hang Ấn Độ nhưng mang nhiều nét khác biệt so với chùa hang Ấn Độ về hình dáng và chức năng. Chùa hang Trung Quốc nhỏ hơn chùa hang Ấn Độ, chính vì điều này đã quy định sự khác biệt về chức năng của hai kiến trúc. Với quy mô lớn, chùa hang Ấn Độ được dùng làm nơi thực hiện các lễ nghi tôn giáo, nơi ở và hội họp của các tăng nhân. ở chính giữa hang ngừơi ta tạc một nền đá cao dùng làm nơi giảng kinh, phía trong cùng của hang có một tháp nhỏ dùng làm nơi cầu nguyện; dọc theo tường ở phía trước và hai bên hông hang người ta khoét sâu vào đá tạo thành nhiều phòng nhỏ, vừa rộng khoảng 10m2, đủ chổ cho một nhà sư ngủ trong đó. Những kiến trúc như thế ít tìm thấy ở Trung Quốc, với quy mô hang nhỏ, người Trung Quốc cho xây dựng ngôi chùa riêng phía trước hoạt ngay bên cạnh hang làm nơi hội họp và là nơi ở cho tăng nhân. Tháp trong chùa hang Trung Quốc chỉ mang tính chất là một cột trang trí nằm ở phía sau hoặc giữa hang.
Hang động ở Đôn Hoàng là một công trình tiêu biểu của kiến trúc chùa Hang ở Trung Quốc.
Hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm ở ngoại ô thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc , phía tây bắc Trung Quốc. Hang Mạc Cao Đôn Hoàng bắt đầu được xây dựng vào năm 366 scn. Trải qua các triều đại, số lượng của các hang không ngừng tăng lên. Đến thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường, đã có tới hơn một nghìn hang động, bởi vậy hang Mạc Cao còn được gọi là “Thiên Phật động”.
Tương truyền năm 366, hoà thượng Lạc Tôn đến chân núi Tam Nguy ở Đôn Hoàng, lúc đó là hoàng hôn, chưa tìm được nơi nghỉ, ông đang đắn đó rồi ngẩng đầu lên thì trông thấy cảnh tượng kỳ lạ xuất hiện trước mắt, thấy trên núi Ô-xa đối diện óng ánh loá mắt, hình như có muôn vàn Phật hiện ra trong ánh vàng lấp lánh. Hoà thượng bị cuốn hút bởi cảnh tượng này và nghĩ rằng: nơi đây quả là một miền đất lạ. Do đó ông thuê người tiến hành đục chạm, quy mô ngày càng lớn, đến đời nhà Đường nơi đây đã đục được hơn một nghìn hang đá.
Các chuyên gia sau một thời gian dài nghiên cứu cho rằng việc đục chạm hang Mạc Cao không phải là ngẫu nhiên mà là sự kết tinh trí tuệ của nhân dân thời cổ đại. Chọn địa chỉ tại một vùng thảm xanh trên sa mạc đã thể hiện tư tưởng về sự cách biệt giữa Phật giáo với cuộc sống thế tục và hội nhập với thiên nhiên. Đồng thời hang lại nằm trên “con đường tơ lụa”, nơi gặp gỡ của tôn giáo, văn hóa, kiến thức giữa phương đông và phương tây, rất thuận tiện cho việc hoàng hóa Phật giáo.
Ngày nay người ta đã phát hiện ra hơn 500 hang đá trong cụm kiến trúc này. Các hang sớm nhất ở đây là những bằng chứng cho ý kếin về sự khác biệt với chùa hang Ấn Độ đã được trình bày ở trên. Các hang từ số 267 đến 271 được đục từ thời Bắc Lương (397 – 439) được sử dụng như một nhóm hang liên thôngvới hang trung tâm 268, các nhánh 267 và 270 ở vách phía nam và 269, 271 ở vách bắc. Mỗi hang nhánh được khoét chỉ vừa đủ cho một người ngồi xếp bằng, có lẽ được dành để ngồi thiền. Hang 285 được đục thời Tây Ngụy ( 535 – 556) cũng có 4 hốc tường ở vách phía nam và vách phía bắc, mỗi hốc rộng chưa đến 1m2 vì vậy hoàn toàn không thể có chức năng là một nơi cư trú như chùa hang Ấn Độ. Trên trần hang chính còn có bức bích học vẽ 35 vị thiền sư đang ngồi thiền trong các hốc núi riêng biệt là một bằng chứng rất thuyết phục cho vấn đề này.
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết