Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Kiến trúc Đạo giáo ở Trung Quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Kiến trúc Đạo giáo ở Trung Quốc
VÕ THỊ HUỲNH NHƯ
Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của người Trung Quốc. Người được xem là giáo chủ của Đạo giáo là Lão Tử, sống vào thời Xuân Thu. Tác phẩm lớn nhất của ông là Đạo Đức Kinh được xem như kinh điển của Đạo giáo. Tuy nhiên vào giai đoạn này, chưa thể gọi là “ đạo giáo”, chỉ mới là “đạo gia” thường gọi “ đạo gia Tiên Tần” một dòng tư tưởng.
Thời Đông Hán, Đạo gia phát triển thành một tôn giáo qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu tư tưởng khác. “Đạo giáo thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời nhà Chu ( 1040-256 trước CN). Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh Dịch. Nhưng, ngoài chúng ra, những truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, Thái cực quyền, Khí công, Thiền định, thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim” . Tục cúng bái và thờ tổ tiên của người Trung Quốc, lại pha thêm nhiều lý luận giáo quy, nghi thức của Nho giáo và Phật giáo.
Thời Đường phân hóa thành Toàn Chân đạo và Chính Nhất đạo.
Đạo giáo là một tôn giáo thờ đa thần. Đối tượng được thờ cúng nhiều nhất là “ Tam Thanh” : Nguyên Thủy Thiên Tôn – Ngọc Thanh; Đạo Đức Thiên Tôn – Thái Thanh( còn gọi là Thái Thương Lão Quân, Tức Lão Tử) và Linh Bảo Thiên Tôn – Thượng Thanh.
Nơi tiến hành thờ cúng, tụng kinh, tu đạo trong Đạo giáo tùy theo quy mô lớn hay nhỏ thường được gọi là Đạo cung, Đạo quán và Đạo viện. Kiến trúc nơi tu đạo về cơ bản không khác các cơ cấu kiến trúc chung của kiến trúc Trung Quốc. Mặt khác kiến trúc Đạo giáo lại học hỏi rất nhiều từ kiến trúc Phật giáo, ví dụ như các đề tài trang trí mang tính Phật giáo, hoặc một số đạo quán, đạo cung, đạo viện còn có thể có xây tháp theo mô hình giống như tháp Phật.
Đạo quán Huyền Diệu.
Đạo quán Huyền Diệu được xây dụng vào năm 1179 dưới thời Nam Tống ở Tô Châu, Giang Tô. Nổi bậc trong kiến trúc toàn thể đạo quán là Điện Tam Thanh. Điện rộng 9 gian, sâu 6 gian, có hiên bao bọc với lan can bằng đá, bên trong được phân chia bởi 7 dãy cột, mỗi dãy 10 cột và trang trí bằng một trần nóc hình ô lõm. Trong điện có một số phần mới được tu bổ vào các thời Minh – Thanh: mái kép hình nữa chỏm, phần nhô ra thay đổi linh hoạt, các đấu cũng nhỏ và dày .
Cung Vĩnh Lạc.
Cung Vĩnh Lạc được khởi công xây dựng vào năm 1247 và hoàn tất vào năm 1358, ở huyện Vĩnh Tế, Sơn Tây. Đạo quán gồm 5 công trình nằm trên trục giữa bắc – nam : cổng vào (còn gọi là cung môn được xây dựng từ thời Thanh), cổng Vô Cực, điện Tam Thanh, điện Hỗn Thành ( hay Thuần Dương) và điện Trùng Dương. Cổng Vô Cực xây dựng năm 1294, rộng 5 gian (20,68m), sâu 2 gian (9,6m), có một mái hình chỏm với độ nghiêng nhẹ và hệ thông công xôn rất gần với kiểu công xôn đời Tống. Điện Tam Thanh rộng 7 gian (28,44m), sâu 4 gian (15,28m) được xây trên một nền cao phía sau một cái sân, với mái chỏm đơn giản. Bên trong điện trang trí nhiều bích họa thần tiên, vàng son lộng lẫy, số cột được giảm xuống còn 8 để mở rộng không gian. Trần điện gồm nhiều ô lõm, hình tròn và hình bát giác. Hai điện còn lại đều có mái nữa chỏm, mỗi điện rộng 5 gian (20,35m) sâu 3 gian (14,35m) và số cột cũng được rút giảm. Các đấu củng của bôn công trình với tỉ lệ nhỏ cho thấy sự tiến hóa trong đó các đấu củng mất dần vai trò kết cấu và trở thành một yếu tố trang trí.
Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của người Trung Quốc. Người được xem là giáo chủ của Đạo giáo là Lão Tử, sống vào thời Xuân Thu. Tác phẩm lớn nhất của ông là Đạo Đức Kinh được xem như kinh điển của Đạo giáo. Tuy nhiên vào giai đoạn này, chưa thể gọi là “ đạo giáo”, chỉ mới là “đạo gia” thường gọi “ đạo gia Tiên Tần” một dòng tư tưởng.
Thời Đông Hán, Đạo gia phát triển thành một tôn giáo qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu tư tưởng khác. “Đạo giáo thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời nhà Chu ( 1040-256 trước CN). Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh Dịch. Nhưng, ngoài chúng ra, những truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, Thái cực quyền, Khí công, Thiền định, thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim” . Tục cúng bái và thờ tổ tiên của người Trung Quốc, lại pha thêm nhiều lý luận giáo quy, nghi thức của Nho giáo và Phật giáo.
Thời Đường phân hóa thành Toàn Chân đạo và Chính Nhất đạo.
Đạo giáo là một tôn giáo thờ đa thần. Đối tượng được thờ cúng nhiều nhất là “ Tam Thanh” : Nguyên Thủy Thiên Tôn – Ngọc Thanh; Đạo Đức Thiên Tôn – Thái Thanh( còn gọi là Thái Thương Lão Quân, Tức Lão Tử) và Linh Bảo Thiên Tôn – Thượng Thanh.
Nơi tiến hành thờ cúng, tụng kinh, tu đạo trong Đạo giáo tùy theo quy mô lớn hay nhỏ thường được gọi là Đạo cung, Đạo quán và Đạo viện. Kiến trúc nơi tu đạo về cơ bản không khác các cơ cấu kiến trúc chung của kiến trúc Trung Quốc. Mặt khác kiến trúc Đạo giáo lại học hỏi rất nhiều từ kiến trúc Phật giáo, ví dụ như các đề tài trang trí mang tính Phật giáo, hoặc một số đạo quán, đạo cung, đạo viện còn có thể có xây tháp theo mô hình giống như tháp Phật.
Đạo quán Huyền Diệu.
Đạo quán Huyền Diệu được xây dụng vào năm 1179 dưới thời Nam Tống ở Tô Châu, Giang Tô. Nổi bậc trong kiến trúc toàn thể đạo quán là Điện Tam Thanh. Điện rộng 9 gian, sâu 6 gian, có hiên bao bọc với lan can bằng đá, bên trong được phân chia bởi 7 dãy cột, mỗi dãy 10 cột và trang trí bằng một trần nóc hình ô lõm. Trong điện có một số phần mới được tu bổ vào các thời Minh – Thanh: mái kép hình nữa chỏm, phần nhô ra thay đổi linh hoạt, các đấu cũng nhỏ và dày .
Cung Vĩnh Lạc.
Cung Vĩnh Lạc được khởi công xây dựng vào năm 1247 và hoàn tất vào năm 1358, ở huyện Vĩnh Tế, Sơn Tây. Đạo quán gồm 5 công trình nằm trên trục giữa bắc – nam : cổng vào (còn gọi là cung môn được xây dựng từ thời Thanh), cổng Vô Cực, điện Tam Thanh, điện Hỗn Thành ( hay Thuần Dương) và điện Trùng Dương. Cổng Vô Cực xây dựng năm 1294, rộng 5 gian (20,68m), sâu 2 gian (9,6m), có một mái hình chỏm với độ nghiêng nhẹ và hệ thông công xôn rất gần với kiểu công xôn đời Tống. Điện Tam Thanh rộng 7 gian (28,44m), sâu 4 gian (15,28m) được xây trên một nền cao phía sau một cái sân, với mái chỏm đơn giản. Bên trong điện trang trí nhiều bích họa thần tiên, vàng son lộng lẫy, số cột được giảm xuống còn 8 để mở rộng không gian. Trần điện gồm nhiều ô lõm, hình tròn và hình bát giác. Hai điện còn lại đều có mái nữa chỏm, mỗi điện rộng 5 gian (20,35m) sâu 3 gian (14,35m) và số cột cũng được rút giảm. Các đấu củng của bôn công trình với tỉ lệ nhỏ cho thấy sự tiến hóa trong đó các đấu củng mất dần vai trò kết cấu và trở thành một yếu tố trang trí.
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Similar topics
» Kiến trúc Islam - Hồi giáo ở Trung Quốc
» Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc
» Sơ lược về tháp Phật và kiến trúc tháp ở Trung Quốc.
» Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc
» Sơ lược về tháp Phật và kiến trúc tháp ở Trung Quốc.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52