Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
Trang 1 trong tổng số 1 trang
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
VÕ THỊ HUỲNH NHƯ
Một số vấn đề chung về kiến trúc chùa Trung Quốc
Tam Quốc Chí – Ngô Thư – Lưu Dao truyện miêu tả ngôi chùa như sau:
“Hình thức của chùa là trên có 9 tầng tháp, dưới 2 tầng chùa, có đường đi xung quanh, có thể chứa hơn 3000 người. còn làm tượng Phật bằng đồng, mạ vàng, ngoài khoát gấm màu. ” . đó là ghi chép cổ nhất về việc xây dựng chùa ngày trước.
Chùa chiền ngày càng xuất hiện nhiều, đến giai đoạn Nam Bắc Triều, và đặc biệt là từ thời Đường, bố cụa chùa đã được định hình.
Bố cụa chùa.
Những ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc được xây dựng theo kiểu kiến trúc Ấn Độ, lấy tháp làm chủ, tháp được xây dựng ngay bên trong sau cổng, trước Phật điện. Bên cạnh đó cũng có nhiều ngôi chùa được xây dựng theo mẫu các dinh quan triều Hán, hoặc nhiều quan lại hiến nhà ở của mình làm chùa, nên kiến trúc chùa còn pha lẫn kiến trúc các phủ đệ và nhà ở; hình thành nên những ngôi chùa với hình thức nhà bao quanh sân, một ngôi chùa thể hiện rõ phong cách Trung Quốc.
Từ thời Tấn Đường trở về sau, kiểu kiến trúc giống sân nhà, đã được cải biên ngày càng chiếm ưu thế; Phật điện trở thành chủ thể của kiến trúc, tháp bị lùi xuống vị trí thứ yếu, được xây dựng phía sau Phật điện, có khi còn xây tháp ở cạnh sân chùa thành một khu tháp riêng.
Bình đồ kiến trúc có thể là dạng chữ Quốc, chữ Công, chữ Tam, hoặc kết hợp “nội công ngoại quốc”.
Mặt bằng của kiến trúc Phật điện với sân vườn có bố cục gồm các phần chính sau :
Cổng chính của chùa gồm ba cửa, giữa là môt cửa lớn, hai bên của nhỏ hơn, để tượng trưng cho “ ba cửa giải thoát” tức là “ không môn”, “ vô tướng môn và “ vô tác môn”.
Sau cánh cổng tam quan là Thiên Vương điện, giữa điện đặt tượng Di Lặc, sau tượng Di Lạc là tượng thần Hộ Pháp, hai bên đông tây là bốn vị thiên vương trong coi bốn phương, trước Thiên vương điện thường có gác chuông hai bên.
Sau Thiên Vương điện là đến Đại Hùng bảo điện – tức tòa điện chính. Đại Hùng Bảo điện hàm ý ca ngợi uy đức chí thượng của Thích Ca Mâu Ni. Có đại điện chỉ thờ Thích Ca Mâu Ni, hai bên là tưỡng hai vị tôn giả “ Ca Diếp” và “ A Nan”; cũng có đại điện thờ tượng tam thế (Phật Qúa khứ, Phật Hiện Tại, Phật Vị Lai). Sau lưng các tượng Phật thường có tượng Bồ Tát. Dọc theo tường của tòa điện chính đặt 18 ( hoặc 16) tượng La Hán hoặc 24 vị Kim Cương.
Trước Đại điện hai bên tả hữu có Gìa Lam đường và Tổ Sư đường đối diện nhau. Già Lam đường là nơi thờ Xá Vệ Trư Nặc Tri Đa thái tử và Cô Độc trưởng già thời cổ Ấn Độ, để kỷ niệm công lao họ đã hộ trì Phật giáo. Hai bên điện thờ các vị Già Lam, là các vị thần coi giữa chùa. Tổ Sư đường ban đầu chỉ có ở các chùa theo Thiền Tông, sau đó các tông phái khác cũng có xây dựng. Tổ Sư đường dùng để thờ các vị như là : Sơ Tổ Đạt Ma, lục tổ Huệ Năng và Bách Trượng thiền sư – người quy định các thanh qui của Thiền Tông.
Sau đại điên là Pháp đường, nơi thuyết pháp của các hòa thượng hoặc có thể là lầu chứa kinh. Hai bên trước pháp đường là Trai đường và Thiền đường. Các công trình khác như: nhà kho, nhà bếp, nhà khách,.. thì bố trí xung quanh.
Vị trí các chùa thường chọn ở nơi hẻo lánh, yên tĩnh, ngoài thành hoặc nơi rừng núi. Những vùng đất tránh xa chốn hồng trần, thích hợp cho việc thanh tu. Chùa thường nằm trong một khuôn viên rộng lớn với rừng cây, núi, suối,… tất cả những cảnh này làm cho con người ta khi đến với đất Phật này giống như đến chốn Bồng Lai, cảm thấy thư thái và như được nâng đỡ về tinh thần.
2 Chùa Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển
Giai đoạn thế kỷ I- V
Đây là giai đoạn Phật giáo vừa được truyền vào và đang tìm cách xâm nhập vào đời sống tinh thần người dân Trung Quốc. Vì vậy số lượng chùa được xây dựng chưa nhiều, phong cách kiến trúc thể hiện rõ nhiều nét của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ.
Từ thế kỷ V- X
Từ thế kỷ V chùa bắt đầu xuất hiện nhiều. ở Lạc Dương "năm 476 mới có khoảng 100 chùa thì tới năm 534 đã có 1367 ngôi chùa được xây dựng. Đến đầu thế kỷ VIII số lượng chùa đã lên tới 40000 ngôi, cuối thế kỷ VIII có khoảng 42000” .
Quy mô của chùa cũng không ngừng được mở rộng, nhiều ngôi chùa có thể chứa hơn 50 tăng nhân (khoảng 4000). Còn lại là các ngôi chùa chỉ chứa khoảng từ 20 đến 50 tăng nhân. Chùa chiền trở thành nơi hành hương, trung tâm hội hè trong những ngày lễ tết, đồng thời là nơi yên tĩnh, nghĩ ngơi khi về hưu. Trong các chùa còn có những nàh an dưỡng, bệnh xá, hoa viên để ngắm cảnh,..
Sự phát triển của việc xây chùa ồ ạt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc: một số lượng lớn nguồn nguyên liệu( gỗ, kim loại,..) đã được sử dụng làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu, một lượng tiền lớn không sinh lợi và một lượng lớn nhân công bắt buộc làm phu làm ngưng trệ sản xuất.
Cùng với sự gia tăng về số lượng là quá trình “ Trung Quốc hóa các kiến trúc” loại bỏ dần những yếu tố Ấn Độ thay vào đó là những yếu tố văn hóa Trung Quốc trong cấu trúc các chùa. Địa vị của chính điện như là nơi lễ Phật và tung kinh được nâng lên ngang với vị trí của tháp, sau đó tháp dần được đưa ra khỏi thành phần của chùa. Thời Sơ Đường, Đạo Tuyên – người sáng lập Luật Tông của Phật giáo Trung Quốc đã đưa ra “ thiết kế chuẩn” trong xây dựng chùa, trong đó tháp nhường địa vị chủ chốt cho chính điện. Bố cục các sân ăn liên thông nhau trong “ thiết kế chuẩn” của Đạo Tuyên là một sự kế thừa của kiến trúc truyền thống Trung Quốc từ thời Thương Chu. Đó là những truyền thống cũ trong xây dựng cung đình, đền miếu, công sở và phủ đệ. Bởi vì chùa muốn được chấp nhận trong xã hội phải tuân theo những khuôn mẫu có thể chấp nhận được củ mọi tầng lớp xã hội.
Theo bích họa ở hang 130 Đôn Hoàng kiến trúc một ngôi chùa nữa sau thế kỷ VI như sau : tường cao bao bọc bên ngoài, lối vào phải đi qua tháp canh, bên trong có hai sân, mỗi sân có một ngôi nhà nhưng không nằm chính giữa sân. Nghĩa là đến lúc này bố cụa kiến trúc Chùa chưa hình thành nguyên tắc đối xứng trong việc phân bố các kiến trúc. Phải đến giữa đời Đường nguyên tắc trục giữ và đối xứng mới thành thông lệ ( nguyên tắc trục giữa và đối xứng: mặt bằng chùa gồm ba nhóm công trình tạo thành 3 trục dọc song song, trong đó trục giữa bao gồm nhiều tòa nhà là thành phần chính của chùa, hai nhóm công trình hai bên được dùng làm nơi ở cho tăng nhân và khu phục vụ; kiểu kiến trúc này được duy trì cho đến các công trình kiên trúc ngày nay).
Tuy nhiên hầu hết các kiến trúc Phật giáo giai đoạn này còn tồn tại đến ngày nay không nhiều; chỉ còn lại một số ít thông tin ở các hang động ở Đôn Hoàng, trong các kiến trúc cùng thời ở Nhật Bản, ở lanh tô khắc chạm tại Tháp Đại Nhạn, một số di tích ở Ngũ Đài sơn.
Chùa Phật thời Tống- Liêu- Kim
Vào thế kỷ X nổi lên sự chấn hưng Phật giáo ở vùng đông bắc Trung Quốc dưới triều Liêu và Kim và ở các vùng còn lại dưới triều Bắc Tống, sau đó là dưới triều Nam Tống. Chùa chiền mới tiếp tục được xây dựng, các ngôi chùa cũ thì được trùng tu lại.
Chùa Phật được xây dựng nhiều ở Phủ Khai Phong, nơi đóng đô của triều Tống.
Về cơ bản bố cục kiến trúc còn mang nhiều nét từ phong cách kiến trúc Đường, tuy vậy vẫn thể hiện rõ “ tính cách mạnh mẽ và tao nhã của kiến trúc đời Tống” . Đặc biệt là sự ảnh hưởng của yếu tố Liêu và Kim trong phong cách kiến trúc.
Ban đầu người Liêu xây dựng chùa theo phong cách kiến trúc Đường, nhưng từ thế kỷ X trở đi họ bắt đầu đổi mới phong cách từ những ngôi chùa lớn đến những công trình chỉ mang tầm cỡ địa phương. Phong cách kiến trúc cùa người Liêu và người Hán ( nhà Tống) có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhiều công trình có sự dung hợp của hai phong cách này, nhất là ở khu vực các tỉnh đông bắc Trung Quốc.
Chùa Phật thời Minh, Thanh
Phật giáo bắt đầu đi xuống vào triều Minh. Số lượng chùa Phật hầu như không tăng lên. Các kiểu kiến trúc truyền thống vẫn được duy trì nhưng ngày càng được làm cho đơn giản hơn.
Kiến trúc gạch ngày càng chiếm ưu thế, kiến trúc nhà hoàn toàn vòng được gọi là “ điện không vòm” ra đời. Đây là một sự phát triển trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc .
Một số vấn đề chung về kiến trúc chùa Trung Quốc
Tam Quốc Chí – Ngô Thư – Lưu Dao truyện miêu tả ngôi chùa như sau:
“Hình thức của chùa là trên có 9 tầng tháp, dưới 2 tầng chùa, có đường đi xung quanh, có thể chứa hơn 3000 người. còn làm tượng Phật bằng đồng, mạ vàng, ngoài khoát gấm màu. ” . đó là ghi chép cổ nhất về việc xây dựng chùa ngày trước.
Chùa chiền ngày càng xuất hiện nhiều, đến giai đoạn Nam Bắc Triều, và đặc biệt là từ thời Đường, bố cụa chùa đã được định hình.
Bố cụa chùa.
Những ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc được xây dựng theo kiểu kiến trúc Ấn Độ, lấy tháp làm chủ, tháp được xây dựng ngay bên trong sau cổng, trước Phật điện. Bên cạnh đó cũng có nhiều ngôi chùa được xây dựng theo mẫu các dinh quan triều Hán, hoặc nhiều quan lại hiến nhà ở của mình làm chùa, nên kiến trúc chùa còn pha lẫn kiến trúc các phủ đệ và nhà ở; hình thành nên những ngôi chùa với hình thức nhà bao quanh sân, một ngôi chùa thể hiện rõ phong cách Trung Quốc.
Từ thời Tấn Đường trở về sau, kiểu kiến trúc giống sân nhà, đã được cải biên ngày càng chiếm ưu thế; Phật điện trở thành chủ thể của kiến trúc, tháp bị lùi xuống vị trí thứ yếu, được xây dựng phía sau Phật điện, có khi còn xây tháp ở cạnh sân chùa thành một khu tháp riêng.
Bình đồ kiến trúc có thể là dạng chữ Quốc, chữ Công, chữ Tam, hoặc kết hợp “nội công ngoại quốc”.
Mặt bằng của kiến trúc Phật điện với sân vườn có bố cục gồm các phần chính sau :
Cổng chính của chùa gồm ba cửa, giữa là môt cửa lớn, hai bên của nhỏ hơn, để tượng trưng cho “ ba cửa giải thoát” tức là “ không môn”, “ vô tướng môn và “ vô tác môn”.
Sau cánh cổng tam quan là Thiên Vương điện, giữa điện đặt tượng Di Lặc, sau tượng Di Lạc là tượng thần Hộ Pháp, hai bên đông tây là bốn vị thiên vương trong coi bốn phương, trước Thiên vương điện thường có gác chuông hai bên.
Sau Thiên Vương điện là đến Đại Hùng bảo điện – tức tòa điện chính. Đại Hùng Bảo điện hàm ý ca ngợi uy đức chí thượng của Thích Ca Mâu Ni. Có đại điện chỉ thờ Thích Ca Mâu Ni, hai bên là tưỡng hai vị tôn giả “ Ca Diếp” và “ A Nan”; cũng có đại điện thờ tượng tam thế (Phật Qúa khứ, Phật Hiện Tại, Phật Vị Lai). Sau lưng các tượng Phật thường có tượng Bồ Tát. Dọc theo tường của tòa điện chính đặt 18 ( hoặc 16) tượng La Hán hoặc 24 vị Kim Cương.
Trước Đại điện hai bên tả hữu có Gìa Lam đường và Tổ Sư đường đối diện nhau. Già Lam đường là nơi thờ Xá Vệ Trư Nặc Tri Đa thái tử và Cô Độc trưởng già thời cổ Ấn Độ, để kỷ niệm công lao họ đã hộ trì Phật giáo. Hai bên điện thờ các vị Già Lam, là các vị thần coi giữa chùa. Tổ Sư đường ban đầu chỉ có ở các chùa theo Thiền Tông, sau đó các tông phái khác cũng có xây dựng. Tổ Sư đường dùng để thờ các vị như là : Sơ Tổ Đạt Ma, lục tổ Huệ Năng và Bách Trượng thiền sư – người quy định các thanh qui của Thiền Tông.
Sau đại điên là Pháp đường, nơi thuyết pháp của các hòa thượng hoặc có thể là lầu chứa kinh. Hai bên trước pháp đường là Trai đường và Thiền đường. Các công trình khác như: nhà kho, nhà bếp, nhà khách,.. thì bố trí xung quanh.
Vị trí các chùa thường chọn ở nơi hẻo lánh, yên tĩnh, ngoài thành hoặc nơi rừng núi. Những vùng đất tránh xa chốn hồng trần, thích hợp cho việc thanh tu. Chùa thường nằm trong một khuôn viên rộng lớn với rừng cây, núi, suối,… tất cả những cảnh này làm cho con người ta khi đến với đất Phật này giống như đến chốn Bồng Lai, cảm thấy thư thái và như được nâng đỡ về tinh thần.
2 Chùa Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển
Giai đoạn thế kỷ I- V
Đây là giai đoạn Phật giáo vừa được truyền vào và đang tìm cách xâm nhập vào đời sống tinh thần người dân Trung Quốc. Vì vậy số lượng chùa được xây dựng chưa nhiều, phong cách kiến trúc thể hiện rõ nhiều nét của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ.
Từ thế kỷ V- X
Từ thế kỷ V chùa bắt đầu xuất hiện nhiều. ở Lạc Dương "năm 476 mới có khoảng 100 chùa thì tới năm 534 đã có 1367 ngôi chùa được xây dựng. Đến đầu thế kỷ VIII số lượng chùa đã lên tới 40000 ngôi, cuối thế kỷ VIII có khoảng 42000” .
Quy mô của chùa cũng không ngừng được mở rộng, nhiều ngôi chùa có thể chứa hơn 50 tăng nhân (khoảng 4000). Còn lại là các ngôi chùa chỉ chứa khoảng từ 20 đến 50 tăng nhân. Chùa chiền trở thành nơi hành hương, trung tâm hội hè trong những ngày lễ tết, đồng thời là nơi yên tĩnh, nghĩ ngơi khi về hưu. Trong các chùa còn có những nàh an dưỡng, bệnh xá, hoa viên để ngắm cảnh,..
Sự phát triển của việc xây chùa ồ ạt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc: một số lượng lớn nguồn nguyên liệu( gỗ, kim loại,..) đã được sử dụng làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu, một lượng tiền lớn không sinh lợi và một lượng lớn nhân công bắt buộc làm phu làm ngưng trệ sản xuất.
Cùng với sự gia tăng về số lượng là quá trình “ Trung Quốc hóa các kiến trúc” loại bỏ dần những yếu tố Ấn Độ thay vào đó là những yếu tố văn hóa Trung Quốc trong cấu trúc các chùa. Địa vị của chính điện như là nơi lễ Phật và tung kinh được nâng lên ngang với vị trí của tháp, sau đó tháp dần được đưa ra khỏi thành phần của chùa. Thời Sơ Đường, Đạo Tuyên – người sáng lập Luật Tông của Phật giáo Trung Quốc đã đưa ra “ thiết kế chuẩn” trong xây dựng chùa, trong đó tháp nhường địa vị chủ chốt cho chính điện. Bố cục các sân ăn liên thông nhau trong “ thiết kế chuẩn” của Đạo Tuyên là một sự kế thừa của kiến trúc truyền thống Trung Quốc từ thời Thương Chu. Đó là những truyền thống cũ trong xây dựng cung đình, đền miếu, công sở và phủ đệ. Bởi vì chùa muốn được chấp nhận trong xã hội phải tuân theo những khuôn mẫu có thể chấp nhận được củ mọi tầng lớp xã hội.
Theo bích họa ở hang 130 Đôn Hoàng kiến trúc một ngôi chùa nữa sau thế kỷ VI như sau : tường cao bao bọc bên ngoài, lối vào phải đi qua tháp canh, bên trong có hai sân, mỗi sân có một ngôi nhà nhưng không nằm chính giữa sân. Nghĩa là đến lúc này bố cụa kiến trúc Chùa chưa hình thành nguyên tắc đối xứng trong việc phân bố các kiến trúc. Phải đến giữa đời Đường nguyên tắc trục giữ và đối xứng mới thành thông lệ ( nguyên tắc trục giữa và đối xứng: mặt bằng chùa gồm ba nhóm công trình tạo thành 3 trục dọc song song, trong đó trục giữa bao gồm nhiều tòa nhà là thành phần chính của chùa, hai nhóm công trình hai bên được dùng làm nơi ở cho tăng nhân và khu phục vụ; kiểu kiến trúc này được duy trì cho đến các công trình kiên trúc ngày nay).
Tuy nhiên hầu hết các kiến trúc Phật giáo giai đoạn này còn tồn tại đến ngày nay không nhiều; chỉ còn lại một số ít thông tin ở các hang động ở Đôn Hoàng, trong các kiến trúc cùng thời ở Nhật Bản, ở lanh tô khắc chạm tại Tháp Đại Nhạn, một số di tích ở Ngũ Đài sơn.
Chùa Phật thời Tống- Liêu- Kim
Vào thế kỷ X nổi lên sự chấn hưng Phật giáo ở vùng đông bắc Trung Quốc dưới triều Liêu và Kim và ở các vùng còn lại dưới triều Bắc Tống, sau đó là dưới triều Nam Tống. Chùa chiền mới tiếp tục được xây dựng, các ngôi chùa cũ thì được trùng tu lại.
Chùa Phật được xây dựng nhiều ở Phủ Khai Phong, nơi đóng đô của triều Tống.
Về cơ bản bố cục kiến trúc còn mang nhiều nét từ phong cách kiến trúc Đường, tuy vậy vẫn thể hiện rõ “ tính cách mạnh mẽ và tao nhã của kiến trúc đời Tống” . Đặc biệt là sự ảnh hưởng của yếu tố Liêu và Kim trong phong cách kiến trúc.
Ban đầu người Liêu xây dựng chùa theo phong cách kiến trúc Đường, nhưng từ thế kỷ X trở đi họ bắt đầu đổi mới phong cách từ những ngôi chùa lớn đến những công trình chỉ mang tầm cỡ địa phương. Phong cách kiến trúc cùa người Liêu và người Hán ( nhà Tống) có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhiều công trình có sự dung hợp của hai phong cách này, nhất là ở khu vực các tỉnh đông bắc Trung Quốc.
Chùa Phật thời Minh, Thanh
Phật giáo bắt đầu đi xuống vào triều Minh. Số lượng chùa Phật hầu như không tăng lên. Các kiểu kiến trúc truyền thống vẫn được duy trì nhưng ngày càng được làm cho đơn giản hơn.
Kiến trúc gạch ngày càng chiếm ưu thế, kiến trúc nhà hoàn toàn vòng được gọi là “ điện không vòm” ra đời. Đây là một sự phát triển trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc .
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Similar topics
» Một số đặc điểm chung về kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng Trung Quốc
» Kiến trúc Đạo giáo ở Trung Quốc
» Sơ lược về tháp Phật và kiến trúc tháp ở Trung Quốc.
» Kiến trúc Đạo giáo ở Trung Quốc
» Sơ lược về tháp Phật và kiến trúc tháp ở Trung Quốc.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52