khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng.

Go down

Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng. Empty Sơ lược về Phật giáo và kiến trúc Phật giáo Tây Tạng.

Bài gửi by atena Sun Aug 30, 2009 12:10 am

VÕ THỊ HUỲNH NHƯ
Cao nguyên Tây Tạng nằm ở độ cao trên 4000m, được gọi là nóc nhà của thế giới, khí hậu lạnh, khắc nghiệt, rừng rú không nhiều, chỉ có vật liệu đá là đặc biệt phong phú.
Thế kỷ VII trên khu vực cao nguyên Tây Tạng xuất hiện một vương quốc Thổ Phồn, khi đó Phật giáo cũng bắt đầu truyền vào vùng đất này. Trước khi Phật giáo truyền vào Tây Tạng, người dân nơi đây tôn sùng một tôn giáo nguyên thủy – Bản giáo. Sau đó đạo này hòa nhập vào Phật giáo. Tông phái Phật giáo phát triển nhất ở Tây Tạng là phái Mật Tông mang nhiều yếu tố Ấn Độ giáo thời kỳ sau, khiến Phật giáo Tây Tạng đã phát triển chín muồi mang đậm màu sắc thần bí. Từ thời Nguyên, Tây Tạng bị xác nhập vào bản đồ Trung Quốc. Thời Minh, Thanh để củng cố sự phụ thuộc của Tây Tạng vào triều đình, các vị vua Minh Thanh đã cho xây nhiều kiến trúc Phật mang phong cách Tây Tạng ở Bắc Kinh, từ đó Phật giáo Tây Tạng có một ảnh hưởng nhất định đến Phật giáo trung nguyên.
Ở Tây Tạng tôn giáo – Phật giáo được đánh giá cao hơn tất cả, cuộc sống của con người mang đậm màu sắc tôn giáo, văn hóa mang đậm chất thần học, tôn giáo bao trùm lên tất cả. Điều này đến ngày nay vẫn còn thể hiện rõ.
Kết cấu kiến trúc của Tây Tạng là kết cấu bền vững trong dáng vẻ chung của công trình, các phương pháp xây dựng hay thành phần đều được chú ý chọn lựa kỹ.
Các công trình kiến trúc Tây Tạng từ nhất là những công trình tu viện thường có một dáng vẻ vững chắc, đồ sộ bằng những bức tường đá hoặc gạch mộc phơi khô quét vôi trắng và thót nhỏ dần, những cửa sổ cao và nhỏ hep, và những chiếc sân bao quanh tứ phía.
Kiến trúc Tây Tạng có tiếp thu nhiều yếu tố Trung Hoa và Ấn Độ. Tuy nhiên những mẫu nhà xây bằng đá chẻ, giống như các đền thờ Ấn Độ hoặc hệ thống cấu trúc gỗ rầm chìa của Trung Quốc thường chỉ được dùng trong trang trí ví dụ trên các đuôi kèo và các viên ngói . Những kiến trúc bản địa được ưa chuộng hơn một phần do truyền thống một phần nó lại phù hợp với điều kiện tư nhiên Tây Tạng, nơi hiếm gỗ tốt nhưng phong phú về vật liệu đá.
So với Trung Hoa, kiến trúc Phật giáo Tây Tạng còn giữ lại nhiều yếu tố nguyên thủy hơn.
Tuân thủ kết cấu mandala mặc dù địa hình khó khăn. Mandala là một biểu tượng của vũ trụ quan Phật giáo. Mandala không phải là sản phẩm độc nhất của Tây Tạng, nó được ra đời ở Ấn Độ, và phổ biến ở khắp các nước có Phật giáo, có thể biểu hiện là một công trình khổng lồ như Borododur (Indonexia), Bayon (Campuchia), hoặc biểu hiện ở tư tưởng xem cơ thể con người là một mandala ở các tin đồ Phật giáo, hay ở việc bày trí thường thấy ở nhiều ngôi chùa. Tuy nhiên, có thể nói không nơi đâu lại xây dựng đề tài mandala thành một đề tài phức tạp và mỹ thuật hơn. Ở Tây Tạng tính tượng trưng của mandala cũng vượt qua khỏi mục đích mô tả trật tự của vụ trụ đề gộp thêm thuộc tính căn bản của một vị thần linh. Một cung điện được xây theo mô hình mandala được xem như nơi thần linh giáng xuống. Tầm kích tượng trưng này của mandala được đưa vào việc thiết kế và việc định vị cho cơ cấu kiến trúc các ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng . Ví dụ như tu viện trong phức hợp kiến trúc ở Smaye thuộc miền trung Tây Tạng vẫn còn nhìn thấy kết cấu mandala mặc dù đã quá điêu tàn.
Các mô hình Chorten, rất giống với mô hình stupa vùng Bắc Ấn- Kashmia. Chorten là tên gọi Tây Tạng của stupa Ấn Độ. “Các kiến trúc Chorten có kích thước từ loại khổng lồ gồm nhiều phòng cho đến những chiếc bé nhỏ làm đồ thờ cúng. Vật liệu làm Chorten có thề là bất cứ thứ gì, đá, kim loại, gỗ thậm chí là bơ. Kiến trúc Chorten mang ý nghĩa đặc biệt cao hơn và vượt quá chức năng của chúng là các tòa nhà hoặc vật thờ phụng, Bởi vì chúng cũng là một nguồn công đức lớn lao cho những ai đóng khoản quyên góp hoặc đích thân lao động công quả để tạo dựng nên chúng..”
Các kiến trúc Chorten tuy mang nhiều yếu tố nguyên thủy nhưng đã có một sự biến đổi không triệt để những hình thức stupa truyền thống cho phù hợp với vùng đất và văn hóa Tây Tạng.
Chorten có nhiều kiểu thức từ những phiên bản gần giống của Ấn Độ đến những tòa nhà rộng lớn, nhiều tầng xây dựng công phu với nhiều cửa và nhiều không gian nội thất dành cho việc thờ tự. Nhưng du có nhiều mẫu thiết kế nhưng vẫn theo một công thức tiêu chuẩn. Kiểu mẫu này rất gần với các bảo tháp vùng Bắc Ấn, đặc biệt là loại tháp của vùng Kashmia: có 3 phần chủ yếu, phần dưới cùng đáy rộng, phần thân chính hình tròn vươn lên cao, mặt nghiêng mở rộng về phía trên ( gọi tên là anđa) bên trên người ta đặt phần chính thứ hai. Cách xây dựng dùng các thành phần hỗ trợ (gọi là harmika) đánh dấu sự chuyển tiếp sang phần cuối cùng gồm có một cột với các chồng đĩa tròn hoặc những chiếc dù có kích thước nhỏ, mà số lượng chênh lệch từ 8 đến 13 cái ( gọi là chhatraveli). Một biến cách phổ biến nhằm tôn cao công trình lên bằng cách xây thêm các bậc cầu thanh dẫn lên cái trống trung tâm.
Chorten có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tâm linh của người dân Tây Tạng, nó hiện thân cho một loạt giá trị cơ bản gắn liền với tôn giáo, trong đó Chorten được người ta coi là cốt tủy cùa chính Đức Phật.
Liên quan đến kiến trúc Chorten còn có tập tục cúng dường. Đó là việc xây dựng các bảo tháp sau khi ngôi đền chùa đã xây dựng xong. Tập tục cúng dường cũng xuất phát từ Ấn Độ với lần cúng dường quy mô nhất là lần cúng dường của vua Asoka vào thế kỷ III SCN. Tập tục cúng dường được tiếp tục ở nhiều nơi nhưng không nơi nào lại có quy mô và ý nghĩa như ở Tây Tạng. Tương truyền ở Tây Tạng có đặt 108 chorten thành những dãy bằng nhau ở Tây Tây Tạng.
atena
atena
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết