Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Sơ lược về tháp Phật và kiến trúc tháp ở Trung Quốc.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sơ lược về tháp Phật và kiến trúc tháp ở Trung Quốc.
VÕ THỊ HUỲNH NHƯ
Tháp Phật có xuất xứ từ Ấn Độ, từ một kiến trúc gọi là “stupa”. “Stupa” trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “cao trội”, “nấm đất”, “gò mộ”. Kiến trúc này vốn được xây dựng để cất giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, về sau di cốt của các cao tăng cũng được coi là xá lợi. Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, kiến trúc stupa cũng được mang theo. Người Trung Quốc phiên âm stupa thành “ túy đô ba”, “ tháp bà” về sau gọi tắt thành “ tháp”.
Hình thức ban đầu của Stupa là dạng bán cầu, giống như một “gò mộ” đúng với ý nghĩa ban đầu của nó. Đại stupa Sanchi là một trong những stupa sớm nhất, tiêu biểu nhất cho hình thức này. Về sau hình dáng nay được cải biến lại, hình tháp nhọn hơn và vươn lên cao hơn, stupa trở nên rất phổ biến ở khu vực tây và bắc Ấn Độ. Tháp được truyền vào Trung Quốc là tháp dạng này. Một dạng stupa khác cũng ra đời ở Ấn Độ nhưng muộn hơn gọi là “ Kim cương bảo tọa”(Vajrasana). Đó là một dạng đài cao trên đó dựng lên 5 tháp nhỏ giống như hình dạng ngọn núi Neru, ngọn núi thiêng trong đơi sống tâm linh người Ấn Độ, đồng thời là nơi cất giữ 5 vị trí Phật, ( Dhyani - Bouddha).
Tháp khi được truyền vào Trung Quốc đã trở thành một công trình cất giữ xá lợi vừa để thờ cúng, tưởng niệm.
Đặc biệt khi truyền vào Trung Quốc hình dáng của stupa được kết hợp với kiến trúc cổ truyền trở thành một dạng kiến trúc mới mà vẫn tồn tại đến ngày nay trong một không gian không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.
3.2 Quá trình phát triển của tháp Phật Trung Quốc
Tháp Phật vốn có hình dạng như miêu tả trên thì tại sao lại biến đổi thành dạng tháp ngày nay của Trung Quốc và sự biến đổi đó xảy ra như thế nào, khi nào ?... là những câu hỏi thú vị khi nghiên cứu tháp Phật Trung Quốc.
Thật là không thuyết phục khi cho rằng kiếu tháp cao nhiều mái là sự phát triển một cách đơn giản từ dạng Stupa hình bán nguyệt, rằng “phần nền của tháp được nâng cao hơn và trở thành yếu tố chiếm ưu thế trong khi phần thân hình bán cầu bị lược bỏ dần và trở nên không quan trọng.”
Ta cần thấy rằng chức năng và kiền trúc của Stupa và tháp cao nhiều mái là có nhiều điểm khác nhau. “Mục đích quan trọng nhất của tháp hình bán cầu là đề chứa xá lợi Phật, đặc trưng của nó là thân hình bán cầu. đặc trưng cơ bản này vẫn còn được lưu giữ lại, không bị biến đổi theo thời gian hay địa điểm xây dựng. Rất nhiều tháp ở Đông Nam Á có thân hình bán cầu, trong khi tháp nhiều tầng mái lại không có yếu tố đặc biệt này. Ở Trung Quốc tháp hình bán cầu đã biến mất một cách đột ngột”
Khả năng lớn nhất chính là sự kết hợp giữa kiến trúc “vọng lâu” (tháp quan sát hay tháp canh quân sự). Điều này được rất nhiều nhà nghiên cứu chấp thuận. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng có thể ban đầu “ tháp” chưa có những chức năng như hiện nay mà có thể có chức năng của một điện thờ hơn là một stupa. Tháp nhiều tầng mái được đặt trưng bởi không gian bên trong được mở ra nhưng Stupa là một kiến trúc hoàn toàn đóng kín và không có không gian bên trong. Cũng có thể để xây dựng một mô hình giống như mô hình mà cao Tăng Huyền Trang đã miêu tả về một khu điện thờ với stupa chứa xá lợi Phật và một tự viện 3 tầng, người Trung Quốc đã mượn kiến trúc vọng lâu cổ truyền. Điều này có thể xảy ra vào giai đoạn đầu khi Phật giáo mới được truyền vào và phát triển ở Trung Quốc, cụ thể là trước thế kỷ V SCN.
Từ thế kỷ V đến thế kỷ VII SCN, có thể xem như giai đoạn hình thành sự kết hợp của điện thờ và một stupa thu nhỏ trên nóc. Khi đó tháp mang cả hay chức năng của điện thờ và stupa. Từ thế kỷ VII, tháp mất dần vị trí chủ thể cho kiến trúc “tự” kiểu sân nhà truyền thống, tháp trở nên trừu tượng và thu nhỏ hơn. Chức năng của tháp có thể là cất giữ xá lợi hoặc các bảo vật, đến thế kỷ VIII việc đặt các hộp thánh tích bên trong tháp trở nên rất phổ biến khắp Trung Quốc và các nước Phật giáo ở Đông Á và Việt Nam. Từ thế kỷ IX tháp còn có thêm chức năng chứa xá lôi của các vị sư, và lùi ra vị trí rìa, có thể ở phía sau trong khuôn viên chùa.
Trên đây là một giả thuyết về sự biến đổi từ stupa thành Tháp. Ngoài sự biến đổi theo chiều hướng đã xét trên, tháp Phật qua từng giai đoạn lại có nhiều sự biến đổi về phong cách kiến trúc, trang trí, về vị trí xây dựng, về vật liệu xây dựng,.. Các tháp giai đoạn đầu được làm bằng gỗ, đến thế kỷ V thì dần dần chuyển sang xây bằng gạch và đá, bên cạnh việc duy trì kiến trúc gỗ, nhưng hầu hết các tháp dù được xây bằng đá hay gạch đều chịu ảnh hưởng của tập quán xây dựng bằng gỗ. Những kiến trúc tháp được đánh giá cao nhất là tháp được xây dưới thời Kim, về quy mô cũng như sự lộng lẫy trong việc trang trí tháp. Đến giai đoạn Minh Thanh, cùng với sự suy yếu của Phật giáo, kiến trúc tháp cũng có chiều hướng đi xuống, không một kiểu kiến trúc mới nào được đưa ra, những mẫu kiến trúc cũ được làm đơn giàn hơn so với các giai đoạn trước.
3.3 Cấu trúc của tháp
Tháp Trung Quốc nói chung đều cấu tạo gồm 4 phần: phần ngầm dưới đất (địa cung), đế tháp, thân tháp và ngọn tháp
Địa cung là một dạng cung thất ngầm dưới đất còn gọi là hang rồng, đây là điều đặc biệt chỉ có ở kiến trúc tháp mà không thể tìm thấy trong các kiến trúc đền đài, chùa, miếu, điện gác. Địa cung dùng làm nơi cất giữ di cốt hoặc di vật của Phật, điều này cũng là một nét khác biệt so với kiến trúc stupa Ấn Độ, vì ở Ấn Độ, di cốt Phật không được giữ dưới đất mà là bên trong tháp, sự biến đổi này có lẽ do ảnh hưởng của truyền thống chôn cất bản địa. Hiện tượng này có thể thấy ở các lăng mộ vua chúa Trung Quốc. Địa cung là phần công trình được xây đầu tiên khi xây tháp. Địa cung có thể được xây theo hình vuông, lục giác, bát giác hoặc tròn; địa cung thường nằm chìm hoàn toàn dưới mặt đất nhưng đôi khi có nữa năm trên mặt đất, nữa phía dưới mặt đất .
Đế tháp là phần tiếp giáp với mặt đất của tháp, đỡ toàn bộ kết cấu phía bên trên. Thời kỳ đầu đế tháp tương đối thấp, trung bình cao khoảng 10 -20cm, càng về sau người ta càng thích xây những đế tháp lớn, cao. Đế tháp được bổ sung thêm một bệ tháp với những trang trí lộng lẫy là cho kiến trúc trở nên oai vệ và hùng vĩ.
Thân tháp là phần chính của tháp. Thân tháp là dấu hiệu để phân biệt các phong cách kiến trúc. Ví dụ dựa vào vật liệu xây dựng thân tháp và thủ pháp sử dụng vật liệu người ta có thể chia thành: tháp gỗ, tháp gạch bên ngoài – gỗ bên trong, tháp lấy cột gỗ làm trung tâm, tháp với trụ gạch chính,…
Ngọn tháp là phần biểu thị cho xứ sở của Phật vì vậy mà có vai trò rất quan trọng. Ngọn tháp thường có dáng thanh mảnh, là đầu chóp của công trình, nơi cố định rui xà, mái nóc và gờ mái, giúp ổn định kết cấu và ngăn không cho nước mưa thấm lọt vào bên trong. Ngọn tháp, bản thân đã là một tháp nhỏ với với 3 phần đế - thân – đỉnh với một cọc ở giữa. Đế thường gồm một bệ Meru đặt trên một nền phẳng hoặc trên nền cánh sen. Trên phần thân của ngọn tháp thường có nhiều cái đĩa, tháp càng lớn thì đĩa càng lớn, số lượng đĩa thường là số lẽ. Trên chồng đĩa là một cái lọng (charta). Trên đỉnh ngọn tháp là một mặt trăng lưỡi liềm và viên đá quý, đôi khi hạt đá quý được trên hoặc giữa một vật trang trí hình ngọn lửa. Đó là những phần kết cấu tiêu biểu nhất của ngọn tháp tuy nhiên ngọn tháp có thể thay đổi tùy theo những thời kỳ địa điểm và phong cách tháp.
Tháp Phật có xuất xứ từ Ấn Độ, từ một kiến trúc gọi là “stupa”. “Stupa” trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “cao trội”, “nấm đất”, “gò mộ”. Kiến trúc này vốn được xây dựng để cất giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, về sau di cốt của các cao tăng cũng được coi là xá lợi. Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, kiến trúc stupa cũng được mang theo. Người Trung Quốc phiên âm stupa thành “ túy đô ba”, “ tháp bà” về sau gọi tắt thành “ tháp”.
Hình thức ban đầu của Stupa là dạng bán cầu, giống như một “gò mộ” đúng với ý nghĩa ban đầu của nó. Đại stupa Sanchi là một trong những stupa sớm nhất, tiêu biểu nhất cho hình thức này. Về sau hình dáng nay được cải biến lại, hình tháp nhọn hơn và vươn lên cao hơn, stupa trở nên rất phổ biến ở khu vực tây và bắc Ấn Độ. Tháp được truyền vào Trung Quốc là tháp dạng này. Một dạng stupa khác cũng ra đời ở Ấn Độ nhưng muộn hơn gọi là “ Kim cương bảo tọa”(Vajrasana). Đó là một dạng đài cao trên đó dựng lên 5 tháp nhỏ giống như hình dạng ngọn núi Neru, ngọn núi thiêng trong đơi sống tâm linh người Ấn Độ, đồng thời là nơi cất giữ 5 vị trí Phật, ( Dhyani - Bouddha).
Tháp khi được truyền vào Trung Quốc đã trở thành một công trình cất giữ xá lợi vừa để thờ cúng, tưởng niệm.
Đặc biệt khi truyền vào Trung Quốc hình dáng của stupa được kết hợp với kiến trúc cổ truyền trở thành một dạng kiến trúc mới mà vẫn tồn tại đến ngày nay trong một không gian không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.
3.2 Quá trình phát triển của tháp Phật Trung Quốc
Tháp Phật vốn có hình dạng như miêu tả trên thì tại sao lại biến đổi thành dạng tháp ngày nay của Trung Quốc và sự biến đổi đó xảy ra như thế nào, khi nào ?... là những câu hỏi thú vị khi nghiên cứu tháp Phật Trung Quốc.
Thật là không thuyết phục khi cho rằng kiếu tháp cao nhiều mái là sự phát triển một cách đơn giản từ dạng Stupa hình bán nguyệt, rằng “phần nền của tháp được nâng cao hơn và trở thành yếu tố chiếm ưu thế trong khi phần thân hình bán cầu bị lược bỏ dần và trở nên không quan trọng.”
Ta cần thấy rằng chức năng và kiền trúc của Stupa và tháp cao nhiều mái là có nhiều điểm khác nhau. “Mục đích quan trọng nhất của tháp hình bán cầu là đề chứa xá lợi Phật, đặc trưng của nó là thân hình bán cầu. đặc trưng cơ bản này vẫn còn được lưu giữ lại, không bị biến đổi theo thời gian hay địa điểm xây dựng. Rất nhiều tháp ở Đông Nam Á có thân hình bán cầu, trong khi tháp nhiều tầng mái lại không có yếu tố đặc biệt này. Ở Trung Quốc tháp hình bán cầu đã biến mất một cách đột ngột”
Khả năng lớn nhất chính là sự kết hợp giữa kiến trúc “vọng lâu” (tháp quan sát hay tháp canh quân sự). Điều này được rất nhiều nhà nghiên cứu chấp thuận. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng có thể ban đầu “ tháp” chưa có những chức năng như hiện nay mà có thể có chức năng của một điện thờ hơn là một stupa. Tháp nhiều tầng mái được đặt trưng bởi không gian bên trong được mở ra nhưng Stupa là một kiến trúc hoàn toàn đóng kín và không có không gian bên trong. Cũng có thể để xây dựng một mô hình giống như mô hình mà cao Tăng Huyền Trang đã miêu tả về một khu điện thờ với stupa chứa xá lợi Phật và một tự viện 3 tầng, người Trung Quốc đã mượn kiến trúc vọng lâu cổ truyền. Điều này có thể xảy ra vào giai đoạn đầu khi Phật giáo mới được truyền vào và phát triển ở Trung Quốc, cụ thể là trước thế kỷ V SCN.
Từ thế kỷ V đến thế kỷ VII SCN, có thể xem như giai đoạn hình thành sự kết hợp của điện thờ và một stupa thu nhỏ trên nóc. Khi đó tháp mang cả hay chức năng của điện thờ và stupa. Từ thế kỷ VII, tháp mất dần vị trí chủ thể cho kiến trúc “tự” kiểu sân nhà truyền thống, tháp trở nên trừu tượng và thu nhỏ hơn. Chức năng của tháp có thể là cất giữ xá lợi hoặc các bảo vật, đến thế kỷ VIII việc đặt các hộp thánh tích bên trong tháp trở nên rất phổ biến khắp Trung Quốc và các nước Phật giáo ở Đông Á và Việt Nam. Từ thế kỷ IX tháp còn có thêm chức năng chứa xá lôi của các vị sư, và lùi ra vị trí rìa, có thể ở phía sau trong khuôn viên chùa.
Trên đây là một giả thuyết về sự biến đổi từ stupa thành Tháp. Ngoài sự biến đổi theo chiều hướng đã xét trên, tháp Phật qua từng giai đoạn lại có nhiều sự biến đổi về phong cách kiến trúc, trang trí, về vị trí xây dựng, về vật liệu xây dựng,.. Các tháp giai đoạn đầu được làm bằng gỗ, đến thế kỷ V thì dần dần chuyển sang xây bằng gạch và đá, bên cạnh việc duy trì kiến trúc gỗ, nhưng hầu hết các tháp dù được xây bằng đá hay gạch đều chịu ảnh hưởng của tập quán xây dựng bằng gỗ. Những kiến trúc tháp được đánh giá cao nhất là tháp được xây dưới thời Kim, về quy mô cũng như sự lộng lẫy trong việc trang trí tháp. Đến giai đoạn Minh Thanh, cùng với sự suy yếu của Phật giáo, kiến trúc tháp cũng có chiều hướng đi xuống, không một kiểu kiến trúc mới nào được đưa ra, những mẫu kiến trúc cũ được làm đơn giàn hơn so với các giai đoạn trước.
3.3 Cấu trúc của tháp
Tháp Trung Quốc nói chung đều cấu tạo gồm 4 phần: phần ngầm dưới đất (địa cung), đế tháp, thân tháp và ngọn tháp
Địa cung là một dạng cung thất ngầm dưới đất còn gọi là hang rồng, đây là điều đặc biệt chỉ có ở kiến trúc tháp mà không thể tìm thấy trong các kiến trúc đền đài, chùa, miếu, điện gác. Địa cung dùng làm nơi cất giữ di cốt hoặc di vật của Phật, điều này cũng là một nét khác biệt so với kiến trúc stupa Ấn Độ, vì ở Ấn Độ, di cốt Phật không được giữ dưới đất mà là bên trong tháp, sự biến đổi này có lẽ do ảnh hưởng của truyền thống chôn cất bản địa. Hiện tượng này có thể thấy ở các lăng mộ vua chúa Trung Quốc. Địa cung là phần công trình được xây đầu tiên khi xây tháp. Địa cung có thể được xây theo hình vuông, lục giác, bát giác hoặc tròn; địa cung thường nằm chìm hoàn toàn dưới mặt đất nhưng đôi khi có nữa năm trên mặt đất, nữa phía dưới mặt đất .
Đế tháp là phần tiếp giáp với mặt đất của tháp, đỡ toàn bộ kết cấu phía bên trên. Thời kỳ đầu đế tháp tương đối thấp, trung bình cao khoảng 10 -20cm, càng về sau người ta càng thích xây những đế tháp lớn, cao. Đế tháp được bổ sung thêm một bệ tháp với những trang trí lộng lẫy là cho kiến trúc trở nên oai vệ và hùng vĩ.
Thân tháp là phần chính của tháp. Thân tháp là dấu hiệu để phân biệt các phong cách kiến trúc. Ví dụ dựa vào vật liệu xây dựng thân tháp và thủ pháp sử dụng vật liệu người ta có thể chia thành: tháp gỗ, tháp gạch bên ngoài – gỗ bên trong, tháp lấy cột gỗ làm trung tâm, tháp với trụ gạch chính,…
Ngọn tháp là phần biểu thị cho xứ sở của Phật vì vậy mà có vai trò rất quan trọng. Ngọn tháp thường có dáng thanh mảnh, là đầu chóp của công trình, nơi cố định rui xà, mái nóc và gờ mái, giúp ổn định kết cấu và ngăn không cho nước mưa thấm lọt vào bên trong. Ngọn tháp, bản thân đã là một tháp nhỏ với với 3 phần đế - thân – đỉnh với một cọc ở giữa. Đế thường gồm một bệ Meru đặt trên một nền phẳng hoặc trên nền cánh sen. Trên phần thân của ngọn tháp thường có nhiều cái đĩa, tháp càng lớn thì đĩa càng lớn, số lượng đĩa thường là số lẽ. Trên chồng đĩa là một cái lọng (charta). Trên đỉnh ngọn tháp là một mặt trăng lưỡi liềm và viên đá quý, đôi khi hạt đá quý được trên hoặc giữa một vật trang trí hình ngọn lửa. Đó là những phần kết cấu tiêu biểu nhất của ngọn tháp tuy nhiên ngọn tháp có thể thay đổi tùy theo những thời kỳ địa điểm và phong cách tháp.
atena- Moderator
- Tổng số bài gửi : 125
Join date : 20/07/2009
Age : 36
Similar topics
» MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
» Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca).
» Kiến trúc Islam - Hồi giáo ở Trung Quốc
» Đỉnh cao nghệ thuật tháp Phật Trung Quốc - tháp gỗ huyện Ứng (tháp Thích Ca).
» Kiến trúc Islam - Hồi giáo ở Trung Quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52