khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam

Go down

Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam Empty Tìm kiếm báu vật dưới đáy biển Việt Nam

Bài gửi by Admin Fri Jun 05, 2009 1:33 am

[
b]Kỳ 1: Từ một mẻ lưới mảnh sành ở Cù lao Chàm[/b]
15/02/2005 TN online
Hồng Hạc


Đồ gốm mỹ thuật do Việt Nam làm thế kỷ 15 để xuất khẩu, vớt được tại vùng biển Cù lao Chàm (Hội An)
Kho tàng di sản văn hóa Việt Nam gần đây đã tiếp nhận thêm nguồn cổ vật phong phú từ đáy biển vớt lên. Số lượng trục vớt trong vòng 10 năm qua (1995-2005) đạt tới con số hàng trăm nghìn, bao gồm các loại bát, đĩa, ấm, chén, bình, hũ, chậu, chóe, lư hương, tượng thờ, tiền xưa, những con dấu và cả bùa hộ mệnh nữa.

Chúng nằm im lìm nhiều thế kỷ dưới những con tàu đắm ngoài khơi nước ta và bị đánh thức tình cờ bởi các ngư dân đánh cá, hoặc một cách cố ý bởi những người săn lùng đồ cổ dưới nước...

Không hiểu bằng cách nào một số đĩa gốm và bát ăn cơm từ một con tàu bị đắm ngoài vùng biển của phố cổ Hội An lại "chắp cánh" bay về hiện diện trong một tiệm bán đồ lưu niệm cho khách du lịch trên đường Trần Phú - cách chùa Quảng Triệu khoảng vài trăm thước về phía "ngã tư quốc tế". Hỏi ra thì chủ tiệm cho hay đã mua của một thanh niên lạ mặt, ăn bận xuềnh xoàng, mang đến tận tiệm để bán với giá không đắt mấy so với đồ bát đĩa mới sản xuất thời nay. Cụ thể một cái đĩa tròn có đường kính khoảng hơn gang tay, quanh miệng lỗ chỗ những vết hàu ốc bám chặt, những vết hàu này không quá nhiều, mà chỉ điểm trăng trắng, tròn tròn "hạt ngọc", như chừng để ấn chứng "dấu xưa" cho món đồ, hòm hòm 100.000 đồng mỗi cái. Bát ăn cơm, hoặc đựng canh cũng có giá tương tự.

Lạ là sau khi mua vài hôm, chủ tiệm lên chơi ở một quán bán tranh của bạn mình nằm sát chùa Cầu thì thấy anh bạn - là Đỗ Văn Hưng - cũng có một số bát đĩa giông giống với loại đã mua. Liền tìm hiểu nguồn gốc, được Hưng cho biết có một người đàn bà tới chào bán đĩa cổ với giá 700.000 đồng mỗi chục (12 cái), nghĩa là mỗi cái giá chưa đầy 60.000 đồng, rẻ hơn chỗ mua trước tới 40.000 đồng một cái. Chưa hết, Hưng nói rằng giá đó còn mắc, trả thử chơi chơi 500.000 đồng mỗi chục được Theo tài liệu của các nhà chuyên môn, quả thực có một tàu cổ bị chìm cách đây 500 năm tại vùng biển Hội An, cách Cù lao Chàm 14 hải lý về phía đông bắc. Tàu này đang trên đường chở hàng do Việt Nam chế tác đưa ra nước ngoài. Cuộc khai quật đem lên khỏi đáy biển 150.000 đồ gốm hoa lam Việt Nam. Đây là một khối lượng khổng lồ về loại hàng này tới nỗi nó khiến các nhà khoa học, giới khảo cổ có uy tín ở châu Á và trên toàn thế giới phải choáng váng, kinh ngạc.
không, người đàn bà cũng không tỏ ra ngần ngừ lâu lắm, đã nhanh nhẩu gật đầu cái rẹt, đòi lấy tiền rồi đi. Khoan đã, giá rẻ rồi đó, mà tiền thì đợi mai tới lấy, được không ? Xem chừng tới đây không ưng bụng lắm, nên người bán quảy thúng đi mất. Bữa sau, chừng chạng vạng quay lại, Hưng mua 250.000 đồng nửa chục (6 cái), để chưng ra tiệm cho oai.

Cái tin hai vợ chồng chủ một tàu đánh cá dong ra cách bờ biển Hội An chưa xa, khoảng chừng 10 hải lý, bung lưới; kéo lên không được vì lưới mắc phải "xương người" bên dưới người ta tin chắc bẩm. Ồ, không phải "xương người" mà là thân của một con tàu cổ bằng gỗ bị chìm, lâu ngày nứt bể nhiều mảnh, có mảnh tàu bị sóng cát và dòng hải lưu chảy ngầm bên dưới xô dạt lần lần xa nơi tàu đắm, tới chỗ cạn hơn nơi vợ chồng chủ tàu đánh cá và mắc phải lưới. Đây là một tin được nhanh chóng loan đi trong giới chủ tàu và thợ lặn. Nó có giá trị cao đối với họ, nhất là khi được khẳng định bằng một mẻ lưới "đánh thử", rà đi rà lại quanh khu vực đó, và đã vớt lên một mẻ... mảnh sành vụn nát. Dù nát vụn song rõ ràng nó là dấu vết của một kho tàng nằm im đâu đó trong con tàu bị chìm. Không tránh khỏi những đợt lặn hụp âm thầm, tự phát, ngoài vòng kiểm soát của các cơ quan chức năng. Cuộc săn lùng đồ cổ nhích dần ngày càng chính xác đến vị trí tàu chìm. Đó là con tàu nào? Của ai? Chìm khi nào? Vì sao? Chứa gì trong đó?

Trước khi đề cập đến giá trị có tính cách "cách mạng" của những đồ cổ Cù lao Chàm mới đây đối với cái nhìn truyền thống về gốm mỹ thuật Việt Nam trước kia, chúng ta hãy trở lại với câu chuyện những món đồ lưu lạc trên hè phố. Khi đánh lên mẻ lưới chỉ toàn những mảnh sành, người vợ chủ tàu tin dị đoan bảo rằng: những mảnh chén đĩa cũ nát này là do binh ma của hà bá trêu chọc, bỏ vào. Vì vậy khuyên chồng nên cúng kiếng, sơn sửa lại thuyền cho mới, để đánh lạc hướng tìm kiếm khuấy phá của những người cõi âm trên biển. Nhưng người chồng và một số thợ lặn lành nghề lại nghĩ khác. Họ đoán dưới đáy biển nhất định phải có những món đồ cổ. Vì vậy, không chỉ riêng đôi vợ chồng này, mà thực sự đã có nhiều người khác vào cuộc. Không bao lâu con tàu cổ thế kỷ 15 bị chìm vương vãi hàng hóa dưới đáy biển đã được họ tiếp cận và dần dà vớt lên bằng nhiều cách. Sau đó đem đi bán lẻ như các trường hợp đã kể trên. Ban đầu chỉ lác đác vài món, nhưng về sau do "quà tặng của đại dương" nhiều đến bất ngờ nên người ta đã mang ra để ngoài tiệm chạp phô, thậm chí dưới chân du khách đang lang thang trên vỉa hè phố cổ Hội An. Thế là dấu vết của kho tàng đã xuất lộ dưới ánh nắng mặt trời mà con mắt của nhà du lịch David sớm nhìn ra giá trị của nó và tìm cách thu gom ra sao?


(Đây là những kỳ báo Thanh niên viết về Khảo cổ học dưới nước Việt Nam. Các bạn tham khảo và cùng chia sẻ nhé!)[/color]
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 44
Join date : 04/06/2009

https://khaocoviet.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết