khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008

Go down

Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008 Empty Thành Hồ (Phú Yên) trước đợt khai quật năm 2008

Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 9:50 am

Thành Hồ( An Nghiệp).
Vị trí: xã An Nghiệp, huyệnTuy Phước, tỉnh Phú Yên, bờ bắc sông Đà Rằng
Theo kết quả khảo sát 1980
* Thành có bình đồ: gần hình chữ nhật.
* Quy mô: bờ thành phía nam chạy dọc theo bờ bắc sông Đà Rằng, dài 824m, tường thành phiá tây 940m, tường thành phía đông 732m, trong thành có một bức tường chạy theo hướng bắc – nam, song song và cách tường thành phía đông 700m chia thành thành 2 khu Đông và Tây. Khu Tây có thể là khu thành nội và cao hơn. Tường thành thường dày 1,5m, mặt thành rộng 7m, chân thành được đắp duỗi ra…
* Bên ngoài tường thành, song song với tường ở hướng tây có một đoạn thành được xây trên sườn núi, dài 360m như một lá chắn nên được gọi là thành Chắn.
* Qua những dấu vết còn lại, thành có thể có 8 cửa, 2 cửa phía nam,1 cửa phía bắc, 1 cửa ở tường đông, 2 cửa nối khu thành đông tây. Ngoài thành có dấu vết của hào nước rộng, trong thành có ba hồ nước lớn.
* Thời điểm xây dựng thành hồ vẫn chưa được xác định chắc chắn. Trong khu vực thành và xung quanh : Núi Bà, tháp Nhạn,.. tìm thấy một số hiện vật giúp xác định niên đại. Ở núi Bà tìm thấy nhiều hiện vật đá được trang trí theo phong cách tháp Mắm- tầng tháp hình đuôi phụng, hình macara- có niên đại XII- XIV. Đặc biệt tìm thấy những viên ngói ống có trang trí “ mặt hề” đường kính 14 cm hoặc 8-10cm, loại ngói này có niên đại từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV( Lê Đình Phụng, Đầu ngói ống Chămpa, tạp chí khảo cổ học, số 1/2000, dẫn theo Ngô Văn Doanh, 2002)
* Về thời điểm chấm dứt tồn tại của thành Hồ. Theo sách sử Đại Việt là năm 1578, từ năm 1471, Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành, đặt bia ở núi đá bia để xác định ranh giới, vùng đất Phú Yên ngày nay tuy không thuộc vào Chiêm Thành nữa nhưng vẫn chưa thuộc sự kiểm soát của Đại Việt, đây là khu vực tranh chấp giữa Chiêm Thành- Đại Việt. Năm 1578 Lương Văn Chánh theo lệnh chúa Nguyễn đánh thành đến năm 1611 thì hạ thành.
* Ngoài ra thành Hồ còn có vị trí chiến lược nhhư cửa ngõ duy nhất dẫn vào châu Thượng Nguyên của Chămpa. Chính vì vai trò này mà tòa thành có vị trí khác biệt so với các thành Chămpa truyền thống. Thành Hồ nằm ở phía bờ bắc sông Đà Rằng, giáp núi ở phía tây để củng cố thêm cho mặt thành ở phía tây nam chứ không nằm giữa đồng bằng và lấy sông che chở phía bắc như thường lệ, vì phía tây là hậu phương, là nơi cần phải bảo vệ, thành nội của thành cũng nằm về phía tạy thành.
Trong năm 2008 thành Hồ đã được khai quật nhờ đó đã thu dược nhiều thông tin hơn về niên đại cũng như về quy mô: thành Hồ nằm ở tả ngạn sông Đà Rằng, có thế "tựa núi, nhìn sông", có thể được xây dựng khá sớm vào thế kỷ thứ II-III và đến thế kỷ thứ XV được gia cố nâng cao thêm, với kỹ thuật xây dựng khá cao. Đây là thành hình thang, các bờ thành đông-tây dài 909-944m, có thành cao - hào sâu, 12 tháp canh, 2 cửa phía bắc và 1 cửa phía nam. Sau nhiều đợt khai quật đã phát hiện hàng ngàn hiện vật giá trị, như: Linga, bình, chậu, vò kendi, cà ràng, điêu khắc đá, đầu ống ngói trang trí mặt hề, mặt sư tử, mặt kala, cánh sen,... đồ đất nung có chất liệu hình dáng kế thừa từ chất liệu-hình dáng đồ gốm Sa Huỳnh…
Hiện nay thành Hồ đang được tiếp tục khai quật. Nhưng hiện tại ta vẫn có thể kết luận thành Hồ là một trung tâm quân sự chiến lược của vương quốc Chămpa đồng thời là cánh cửa dẫn vào và che chở cho khu vực văn hóa Chămpa ở Tây Nguyên.

Trên đây chỉ mới là những hiểu biết ít ỏi về các thành cổ Chămpa- một thành tựu lao động sáng tạo của cư dân Chămpa xưa.
Thành cổ Chămpa là nguồn tư liệu qu‎y giá để nghiên cứu về xã hội Chăm cổ, tuy nhiên việc nghiên cứu đối tượng này của chúng ta ngày nay còn rất hạn chế. Trong khi đó các thành Chăm ngày nay chỉ còn lại những phế tích và những phế tích này đang bị phá hủy từng ngày, chẳng bao lâu sẽ mất đi. Vì vậy cần có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về nó trước khi bị phá hủy hoàn toàn.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bình, Khảo sát một số thành lũy cổ ở Quảng Trị, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 6/2003, tr 15
2. Ngô Văn Doanh,Thành Hồ cửa ngõ châu Thượng Nguyên( Tây Nguyên) của Champa, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5/2001 tr 55-60
3. Ngô Văn Doanh, Thành Nhà Ngo ở Quảng Bình, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 5/2001
4. Ngô Văn Doanh, Văn hóa cổ Champa, NXB Văn hóa Dân tộc, 2002, tr 207-292.
5. Ngô Văn Doanh, Thành Lồi ở Huế, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4/2004, tr 31-35
6. Ngô Văn Doanh, Thành Châu Sa- Cổ Lũy và quan hệ Champa – Vrivijaya, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2/2005, tr 23-29
7. Ngô Văn Doanh, Thành Chà Bàn, niên đại và mô hình, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5/2007, tr 35-42
8. Nguyễn Phước Bảo Đàn, Thành Lồi ở Huế, từ vị trí tọa lạc đến bối cảnh Thuận Hóa buổi đầu, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 10/2007,tr37-45.
9. www. Unesco-cop.org
10. www. Huecodo.org.vn


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết