khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á

Go down

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á Empty CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á

Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 10:53 am

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á .

Như vậy là ta đã thừa nhận có hai con đường phát triển với hai truyền thống chế tác khác nhau ở phương Tây(Châu Phi, Âu, Tiểu Á, Nam Á) và phương Đông(Bắc Ấn, Đông Á, Đông Nam Á,…). Và Đông Nam Á nằm trong truyền thống chế tác phi Levallois, trong khi đó công cụ Chopper &Chopping tool chiếm ưu thế và tồn tại lâu dài, kĩ thuật mảnh thước không phát triển (Trích Trình Năng Chung, Viện Đông Nam Á, 39-44).
Ở Đông Nam Á, các vấn đề xung quanh thời đại đồ đá cũ nhất là sơ kì đá cũ cũng khá phức tạp, rất khó giải quyết nhất là vấn đề niên đại, bởi vì hầu hết các địa điểm không đủ tài liệu cổ sinh học và địa tầng học.
Mặc dù vậy hiện nay các nhà khoa học có thể tạm thời thống nhất về một số địa điểm :Tung-treng(C.Pleisotcene.C),1963, E.Saurin đã tìm thấy đồ đá cũ trong các lớp cuội của các thềm 40-45 m , 25m&15m trên mực nước sông Mê Kông.
Công cụ ở đây, có từ những dạng được ghè đẽo một nhát, các loại Chpper-chopping nguyên thủy, chủ yếu làm bằng cuội thạch anh, Quazt; Tectit tìm thấy ờ lớp có ocng6 cụ cuội được xác định niên đại 60 vạn năm.
Các địa điểm đá cũ nổi tiếng ở Đông Nam Á: Patjitanian(Indonesia) do Koenigswald phát hiện 1935 thu được rất nhiều công cụ chặt thô sơ, 153 rìu tay(nhiều nhất ở Đông Nam Á). Địa điểm Kotatampan (H.Colling thực hiện 1928) với những công cụ bằng đá cuội, công cụ chặt thô (chopper) công cụ được ghì đẽo hai mặt(gần rìu tay chứ chưa phải là rìu tay)có niên đại vẫn đang được tranh cãi…
Mặc dù vậy bao trùm tất cả vẫn là những đặc điểm chung của con đường Đông Nam Á:
-Đó là sự hiếm hoi của rìu tay, với bằng chứng là những hiện vật thu được trong các địa điểmđồ đá cũ sơ kì đa số là các công cụ chặt thô(chopper, chopping tool, thậm chí cả loại chỉ cần ghì đẽo 1 mặt (trừ trường hợp Patjittan-có khá nhiều rìu tay)
-Đó là sự thay đổi chậm chạp của công cụ đá.Nhiều kiểu dáng công cụ tồn tại dai dẳng qua các giai đoạn khác nhau được coi là công cụ truyền thống của Đông Nam Á
Ví dụ nếu so sánh công cụ ở bậc thềm 45m, có niên đại trung kì Pleistocene với công cụ ở thềm 15m có tuổi hậu Pleistocene ở Stung-Treng(Campuchia) chúng ta khó nhận thấy sự diễn biến về kĩ thuật chế tác đá (E.Sauvin,Le Palcolithicque du Cambodge,oriental,Asian perspectives,IX,dẫn theo Trình Năng Chung, 47) hoặc nhóm I và nhóm III của văn hóa Lananthian ở Thái Lan, mặc dù có niên đại cách xa nhau hàng chục vạn năm kĩ thuật gia công cũng không mấy thay đổi (Pleisotcene.Sorensen,1976,Preliminarynote on the raltive and absosule achroaolllgy of to early palacolithic sites from north Thai Land,Union internationale des sciences ,prèhistoriques et proto historiques,Cojloque VII,Nice,Trình Năng Chung 47).
Hoặc so sánh văn hóa Anyath(Miến Điện) sơ kì thuộc giai đoạn sơ kì đá cũ với Anyath thuộc hậu kì đá cũ ở, kết quả cho thấy loại hình công cụ cũng như kĩ thuật chế tác về cơ bản không có gì thay đổi.Chưa thấy những kĩ thuật ghè đẽo tiến bộ hơn ở hậu kì Anyath, kĩ thuật levallois chưa xuất hiện.
Hang Nial(Ralimantan) à một địa điểm điển hình, những công cụ hậu kì đá cũ nhưng vẫn được chế tạo rất nguyên thủy. Đó là Chopper chế tạo từ cuội sông còn giữ nửa phần vỏ cuội hoặc hơn . Nhiều công cụ rất giống với công cụ Olduvai.
Ở Việt Nam, trong phức hợp công cụ sơn vi-Hòa Bình-Bắc Sơn, cũng có thể nhận thấy rõ sự tồn tại dai dẳng cách chế tác công cụ hết sức nguyên thuỷ trong văn hoá Tiền Hoà Bình hay hậu kì đã cũ Việt Nam…(Trình Năng Chung, 47, 48).
Đây là những bằng chứng rất thuyết phục cho sự bảo lưu các kĩ thuật truyền thống ở khu vực Đông Nam Á, đó là con đường đồ đá cũ đặc biệt của Đông Nam Á. Dĩ nhiên vẫn có một số trường hợp tìm thấy một số rìu tay đẹp, một số công cụ mảnh tước được tu chỉnh tử tế, nhưng đó chỉ giống như một sự “đột biến” không di truyền, không thể làm thay đổi con đường phát triển này.
Chính vì những dáng vẻ thô sơ của công cụ, sự bảo lưu quá dài các kĩ thuật lạc hậu dẫn đến những nhận định sai lầm nghiêm trọng. Đó là coi toàn vùng Đông Nam Á từ sơ kì đá cũ là một vùng trì trệ văn hoá, là khu vực kém năng động trong lịch sử tiến hoá nhân loại (H.L.Movius, the Lower Palaeolithic Cultures… p411, dẫn theo Hà Văn Tấn, 108).
Không chỉ có Movius, nhiều nhà khoa học khác cũng xem Đông Nam Á là một khu vực lạc hậu. Ví dụ: Freederick Dunn, coi truyền thống chế tác công cụ ghè đẽo “giống Hoà Bình” là gắn liền với cái gọi là “ truyền thống khu vực bảo thủ” (Conservative Areal Tradition) trên lục địa Đông Nam Á 11000 – 5000 BP


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á Empty SORRY!

Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 10:58 am

(con tiếp)
các bạn có nghĩ Đông Nam Á là một vùng lạc hậu như vậy không?
xin mời xem tiếp


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á Empty phần tiếp theo đây

Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 11:01 am

Dưới ánh sáng của những phát hiện mới, những quan điểm trên đã bị bác bỏ. Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất nhân loại-11000 năm (dấu vết làm rẫy cách đây 11000 ở Nhật Nguyệt Đàm ở Đài Loan; ở Thái Lan nhiều loại hạt cây trồng đã được tìm thấy ở hang Ma trong văn hoá Hoà Bình, niên đại 11600 +/-560 năm đến 7622+/-300 bp). Cư dân Đông Nam Á cũng đã biết thuần dưỡng động vật từ rất sớm ( lợn được nuôi vào khoảng 11000 BP, bò năm 5500 BP) Đông Nam Á còn là một trung tâm luyện kim lớn nhất thế giới ( hơn 6500 BP, cư dân Đông Nam Á đã biết chế tạo công cụ đồng và hơn 4500 BP kĩ thuật đúc đồng thau đã phát triển và sắt-2700BP.
Rõ ràng ĐNÁ là một khu vực tiên tiến, một trung tâm văn minh cổ của nhân loại (Hà Văn Tấn NĐ…110).
Những cứ liệu cổ nhân học mới phát hiện cũng đã xoá bỏ luôn luận điểm cho rằng ở ĐNÁ vẫn tồn tại những loại có kết cấu cơ thể thấp trong khi những dạng người tương đương đã mất đi và những loại hình tiến bộ đã xuất hiện.
Năm 1958 trong hang lớn Niah (Kalimantam) trong lớp văn hoá có niên đại 41500+/_ 1000 BP đã thực hiện được xương sọ Homo sapiens (D.R.Brothwell – upper Pleistocene Human skull from Niah caves, Sarawak museum Journal, New series, Vol 9, Kuching, 1960, Hà Văn Tấn, 110). Cùng với phát hiện đó là sự xuất lộ một chỏm sọ Homo sapiens ở hang Tabon ( Philipin) trong tầng văn hoá có tuổi 30500 +/-1100 BP.
Trong khi đó di tích văn hoá hậu kỳ đá cũ có niên đại C14 sớm nhất ở Châu Âu là hang Nietobrzowa ở Ba Lan là 38160+/- 1250BP, hang Certora (tiệp Khắc cũ) 38820 +/- 2480BP, hay Renne ( Pháp), chứa di tích văn hoá Perigogd I – giai đoạn sớm nhất của hậu kỳ đá cũ Tây Âu cũng chỉ có niên đại 38500 +/- 400 và 33860 +/- 250. Trong khi đó, ở La quina ( Pháp), văn hoá hậu kỳ Moustier, có niên đại 35250 +/- BP. Ở hang Tabun (Ixraen) lớp B, thuộc hậu kỳ Levallois có niên đại C14, 39500 +/- 800BP…(Hà Văn Tấn, núi Đọ và…,112). Như vậy ro ràng người Sapiens đã xuất hiện ở Đông Nam Á vào lúc ở Châu Âu và Tây Á vẫn là vùng đất tồn tại của người Nealderthal.
Như vậy ta có thể kết luận rằng, Đông Nam Á là một trong những trung tâm hình thành Homo Sapiens sớm nhất thế giới.
Cùng với việc thừa nhận sự chuyển biến chậm chạp của kỹ nghệ đồ đá, chúng ta cũng thừa nhận Đông Nam Á là một khu vực văn hoá tiên tiến. Đây là mộtt thực tế gần như mâu thuẫn.
Thông thường để giải thích những nguyên nhân tác động đến con đường phát triển kĩ thuật chế tác đá, người ta thường liên hệ với khía cạnh sinh thái, hoặc tìm lời giải trong loại nguyên liệu đã được sử dụng, hoặc liên hệ với phương thức sống khác nhau, các đặc điểm kinh tế khác nhau của từng nhóm người nguyên thuỷ, nhấn mạnh vai trò của truyền thống.
ở trường hợp của Đông Nam Á có hai nguyên nhân chủ yếu đó là môi trường tự nhiên và truyền thống của khu vực này.
Môi trường tự nhiên là một yếu tố quyết định đối với sự chuyển biến văn hoá nhất là trong thời đại đá cũ. A.A.Velitchko và M.D.Goosdover, sau khi nghiên cưu điều kiện địa lý – khí hậu trong thế Pleisotcene- ở Châu Âu, Châu Á, Phi đã đưa ra kết luận “thời đại đá cũ là một thời kì lịch sử hình thành con người xã hội. Hiển nhiên, sự phát hiện đó diễn biến theo quy luật xã hội, nhưng hoàn cảnh tự nhiên đã có ảnh hưởng rõ rật đến tính chất và nhịp điệu của quá trình đó. Ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, môi trường tự nhiên thuận lợi cho đời sống của con người hầu như không thay đổi trong kỷ đệ tứ và như vậy, trước mặt họ, không có sự cần thiết, giải quyết những vấn đề mới, không nảy sinh trong đời sống những yêu cầu mới và sự tất yếu phải thoả mãn chúng, quá trình phát triển văn hoá thường là dần dần với sự duy trì lâu dài những truyền thống cũ…” (A.A.Velitchko và M.D.Goosdover, vai trò môi trường tự nhiên trong sự phát triển xã hội nguyên thuỷ( tiếng Nga), thiên nhiên và sự phát triển xã hội nguyên thuỷ trên lãnh thổ Liên Xô thuộc Châu Âu, Moskra, 1969, 235, dẫn theo Hà Văn Tấn, 115).
Trong trường hợp Đông Nam Á, các công trình nghiên cứu tổng quát từ những miền khác nhau cho thất trong suốt thế Pleisotcene, điều kiện tự nhiên không có gì khác biệt lắm so với thời hiện đại. Khí hậu Đông Nam Á là khí hậu nhiệt đới gió mùa, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của băng hà, thay cho chu kì băng hà- gián băng là chu kì mưa- gián mưa.
Nhiều kết quả nghiên cứu quần dộng thực vật ở Đông Nam Á cho thấy, những biến động về khí hậu và môi trường tự nhiên trong suốt thế Pleisotcene không phải lúc nào cũng quá lớn và đột ngột để buột con người phải thay đổi hẳn phương thức sinh hoạt. Đứng trước đối tượng săn bắt và hái lượm khá ổn định, con người không có yêu cầu thay đổi những kĩ thuật cũ, do đó tập hợp công cụ lao động không có nhiều chuyển biến lớn.
Mặc khác, như đã nói, trong thế Pleisotcene, Đông Nam Á vân là khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm đã tạo ra một điên tích rộng các rừng nhiệt đới thường xanh bao phủ phần lớn diên tích vùng Đông Nam Á. Thực vật phổ biến các loại cọ, các loại dây leo uốn khúc, những họ Hoà thảo khổng lồ nhiều tầng xanh tốt, sum xuê…rừng nhiệt đới không chỉ cung cấp thức ăn cho con người, mà còn cung cấp nhiều nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Đặc biệt tre nứa là nguyên liệu cực kì tốt cho kĩ thuật nguyên thuỷ. Trong bài viết “các hệ sinh thái nhiệt đới với tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á, gs Hà Văn Tấn đã chứng minh vai trò to lớn của công cụ tre gỗ ở Đông Nam Á như là một hệ quả của điều kiện nhiên, đó là yêu cầu của phương thức săn bắt theo phổ rộng. Như vậy, khi đánh giá kĩ thuật chế tác đá ở Đông Nam Á, không thể chỉ đơn thuần dựa vào công cụ đá mà phải chú ý đến mối quan hệ giữa công cụ đá và công cụ tre gỗ. các công cụ đá ở đây chủ yếu là dùng để chế tác công cụ tre gỗ, còn những công cụ thực vật tham gia vào hoạt đông kinh tế của con người.
Tóm lại, môi trường tự nhiên điều kiện sinh thái và sư gia nhập một cách “tích cực” của công cụ tre gỗ vào đời sống cư dân Đông Nam Á tiền sử đã “vô tình” tạo điều kiện cho việc sử dụng những kĩ thuật chế tác đá cổ cũng như sự duy trì dai dăn một số loại hình công cụ truyền thống.
( còn nữa)


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á Empty phần tiếp theo đây

Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 11:07 am

(tiếp theo)
Tuy nhiên, tính bảo lưu kĩ thuật trong thời đại đồ đá cũ ở Đông Nam Á không thể chỉ đơn giản giải thích bằng điều kiện môi trường sinh thái. Sức mạnh truyền thống, những tạp quán chế tác đá cũng là một yếu tố quyết định. Đương nhiên, những truyền thống này được nảy sinh từ điều kiện môi trường tự nhiên nhưng truyền thống khi đã hình thành có thể phát tương đối đọc lập. Sự chuyển biến của môi trường tự nhiên có thể cũng có hoặc làm thay đổi chút ít truyền thống. Ở Đông Nam Á, truyền thống và điều kiện tự nhiên là hai “ người đồng hành” điều kiện tự nhiên giúp duy trì, cũng cố truyền thống.
Tuy nhiên cần phải nói rõ là sự tồn tại dai dẳng của một số kỹ thuật cũ hay một số dạng công cụ cũ chứ không phải là sự đình trệ hoàn toàn của kỹ thuật chế tác đá. Nếu so sánh công cụ chặt thô bằng cuội sơ kỳ đá cũ ở Stung - cheng với công cụ cuội trong văn hóa Sơn Vi, ta vẫn thấy ngay được sự tiến bộ kỹ thuật, hoăc so sánh công cụ chặt thô của Sơn Vi và Hòa Bình vẫn thấy được sự tiến bộ trong truyền thống chế tác cuội, từ công cụ cuội Sơn Vi đến Hòa Bình là một quãng đường dài của sự phát triển kỹ thuật.
Đông Nam Á sơ kì đá cũ đã nảy sinh hai truyền thống kĩ thuật: truyền thống chế tác đá khói. Trong đó, truyền thống chế tác đá cuội phát triển mạnh kéo dài gần như toàn bộ thời kì đồ đá, từ những địa điểm sơ kì đá cũ: Mactha, Tamanao, Kota tampan, Stung-treng phát triển liên tục đến kỉ nghệ Sơn Vi, Bankao, Niah,…kéo dài đến Hoà Bình, Bắc Sơn,…
Kĩ thuật chế tác cuội là một cách khai thác triệt để rìa cạnh của hòn cuội, nhằm thu được những công cụ có rìu sắc bén hoặc mũi nhọn. Các thao tác gia công được thực hiên trên một mặt cuội theo hướng ghè vào trong, kĩ thuật này, trải qua hàng chục vạn năm, vẫn không thay đổi, ro ràng kĩ thuật này đi liền với truyền thống chopper, kĩ thuật Levallois và rìu tay không thể phát triển ở Đông Nam Á. Điều này không có nghĩa là những cư dân sử dụng hạch đá hình lăng trụ và hình mu rùa có trình độ kĩ thuật cao hơn những người thợ đá cùng thời ở Đông Nam Á. Một bên nhằm tạo ra công cụ mãnh tước và vức bỏ hạch đá, một bên lại sử dụng công cụ hạch, mãnh tước chỉ là thành phần phát sinh trong quá trình gia công.
Ở Đông Nam Á lục địa, truyền thống này được củng cố một cách vững chắc suốt thời kì đồ đá. Tuyệt đại bộ phận công cụ được làm từ hòn cuội hay hạch đá, những coo6ng cụ ghè đẽo to nặng, biểu hiện một phong cách chế tác đồ đá lớn với nguồn gốc từ truyển thống chopper.
Tuy nhiên, gần đây đã phát hiện ở Việt Nam một hiên tượng lạ. Năm 1982, đã phát hiện mái đá Ngườm, là một kĩ thuật mảnh giống với những kĩ thuật ở Phiêng Tung, Thần Sa, Bắc Thái. Đó là một kĩ nghệ mảnh nằm trong dòng truyền thống cuội với sự phổ biến rộng rãi mảnh tước. Ở lớp II và lớp I số mảnh tước giảm dần và phát triển dần những công cụ mang yếu tố Sơn Vy-Hoà Bình-phát triển theo truyền thống hạch cuội.Một điểm cần lưu ý là những mảnh tước ở đây được tách ra từ hạt cuội, không có bằng chứng về sự tồn tại của một hạch đá được chuẩn bị trước và rõ ràng các công cụ mảnh tước ở Phiêng Tung và Ngườm đều không phải là đồ đá nhỏ. Đặc biệt việc phát hiện lớp dăm đá vôi ở Ngườm là một bằng chứng cho một thời kì rất lạnh của Bác Việt Nam. Điều này đã đưa ra nhiều vấn đề mới trong nghiên cứu, những vấn đề này làm cho bức tranh thời kì đồ đá cũ ở Đông Nam Á thêm đặc sắc. Mặc dù vậy, sự xuất hiện “đột biến”này không làm thay đổi diện mạo cơ bản của con đường phát triển thời đại đá ở Đông Nam Á lục địa-với sự thống trị của công cụ hạch lớn.
Trong khi đó ở Đông Nam Á hải đảo có sự khác biệt tương đối với Đông Nam Á lục địa từ hậu kì Pleisotcene , trên con đương phát triển của truyền thống chopper đã xuất hiện thêm một số kĩ nghệ mảnh tước : Sagiran, Tjabenge,Ngang Đông được xếp vào trước hậu kì đá cổ. Như vậy vào giai đoạn này đã manh nha xuất hiện sự khác biệt giữa hai khối: Đông Nam Á lục địa, Đông Nam Á hải đảo. Sự khác biệt này chưa được rõ ràng lắm, mãi đến hậu kỳ đá cũ, mới thể hiện rõ ràng. Giai đoạn hậu kỳ đá cũ, các kỹ nghệ Niah (Kalimanta), kỹ nghẹ Tabon (Palavan), kỹ nghệ Leang buruy II…và còn nhiều địa điểm khác. Trong kỹ nghệ Leang buruy II đã xuất hiện kỹ thuật Levallois chân chính với những hạch đá hình lăng trụ. Cùng thời điểm đó ở Đông Nam Á lục địa vẫn là sự phổ biến của các công cụ chặt thô cổ truyền, loiaj hình công cụ biến đổi rất chậm chạp.
Hai con đường này tiếp tục phát triển, hình thành nên hai khu vực với tính địa phương rõ ràng ở Đông Nam Á. Đến thời kỳ Holocene, ở lục địa và một phần phía Đông Bắc Sumatra phát triển văn hóa Hòa Bình với truyền thống cuội, ở Đông Nam Á hỉa đảo phổ biến những kỹ nghệ có đồ đá nhỏ, chưa hẳn là đồ đá nhỏ, mà chính xác hơn nên gọi là kỹ thuật mảnh tước nhỏ, vì kỹ thuật đồ đá nhỏ thực sự chỉ xuất hiện trong một vài địa điểm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để giải thích ch sự phức tạp của con đường phát triển đồ đá ở Đông Nam Á, hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải, đòi hỏi phải có thêm nhiều tư liệu mới.


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á Empty TÀI LIỆU THAM KHẢO cho bài viết trên đây

Bài gửi by  Mon Jun 08, 2009 11:09 am

1. Hà Văn Tấn, tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2003.
2. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa, Cơ sở khảo cổ học, Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp.
3. Viện Đông Nam Á, Những vấn đề lịch sử văn hóa Đông Nam Á, Về khảo cổ học tiền sử Đông Nam Á, Viên Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội, 1983.
4. Tập bài giảng của giáo viên Lê Công Tâm.
5. www.lichsuvietnam.vn
6. http:// vi wikipedia.org
Võ thị Huỳnh Như


Join date : 01/01/1970

Về Đầu Trang Go down

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á Empty Re: CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN ĐỒ ĐÁ Ở ĐÔNG NAM Á

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết