Tìm kiếm
Similar topics
Latest topics
Đăng Nhập
Việt Nam: 40 điểm tàu đắm có cổ vật!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Việt Nam: 40 điểm tàu đắm có cổ vật!
Mới đây, Công ty Seabed Exploration cho hay, họ biết ít nhất 40 con tàu đắm trên vùng biển Việt Nam. Ông Phạm Quốc Quân– GĐ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - người đề xuất cho sự ra đời của một Trung tâm khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam, trò chuyện với Tiền phong.
Trục vớt tàu cổ trên biển Việt NamTại sao ông lại mặn mà với một trung tâm khảo cổ học dưới nước như vậy?
Thực tiễn 5 con tàu cổ ở Việt Nam đã khai quật và qua những thông tin báo dẫn cùng những tư liệu của cơ quan lưu trữ quốc tế và lịch sử thành văn đã khẳng định vai trò, vị trí của biển Việt Nam trên con đường tơ lụa, gốm sứ trên biển cách đây nhiều thế kỷ.
Nó thể hiện sự giao thương của hai nền văn minh Đông và Tây, hối thúc chúng ta cần phải có một cơ quan Khảo cổ học dưới nước để đảm trách những cuộc nghiên cứu, khai quật tàu cổ ở biển Việt Nam.
Vài năm nay, nhiều tổ chức quốc tế đã kêu gọi hợp tác khảo sát tàu cổ. Chúng ta có hơn 3.000 km đường bờ biển, tài sản biển sẽ rất lớn. Học giả Lê Quý Đôn đã nhắc tới người dân ở Ô Cấp (Vũng Tàu) đã từng sống bằng nghề mò đồ vật dưới biển.
Việt Nam có ưu thế của người đi sau, chậm nhưng tiếp thu được thành tựu của thế giới. Chúng ta có kinh nghiệm trong việc trục vớt 5 con tàu, trang thiết bị trong tầm tay (camera, máy ảnh dưới nước….) rất nhiều khả năng và tiềm năng để xây dựng một trung tâm khảo cổ học dưới nước.
Nên xây dựng Trung tâm này ở đâu, thưa ông?
Xây dựng trung tâm khảo cổ học dưới nước có thể tham khảo mô hình của nhiều quốc gia như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Anh. Những trung tâm này thông thường được đặt ở vị trí thuận lợi, gần biển và có nhiều điều kiện cho công việc khảo sát, khai quật...
Ở Việt Nam theo tôi nên đặt ở Vũng Tàu là điểm vô cùng thuận lợi. Đi cùng với nó là một bảo tàng về Hàng hải hay Bảo tàng về những di sản dưới biển, chắc chắn sẽ thu hút khách du lịch đến tham quan.
Theo ông, vùng biển nước ta có còn nhiều con tàu đắm có chứa những cổ vật có giá trị?
Có thể nói, biển Việt Nam sôi động trong mọi thời kỳ lịch sử, với những hoạt động hàng hải lâu đời. Chưa có khảo sát cụ thể, nhưng theo dự đoán của tôi chắc chắn có rất nhiều con tàu đắm trong quá trình vận chuyển trên biển. Theo Cty Seabed Exploration, hiện nay Việt Nam có 40 điểm tàu đắm có khả năng tìm kiếm được.
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ, bảo quản những con tàu đắm đã và sẽ được phát hiện?
Tôi đã đề xuất thành lập trung tâm khảo cổ dưới nước, nhưng đến nay vẫn chưa ra đời. Tôi sẽ tiếp tục đề xuất vì sự bức thiết từ thực tế của biển Việt Nam và mong nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan có thẩm quyền.
Chúng ta cần nhanh chóng xây dựng luật di sản biển. Có hành lang pháp lý, có trung tâm, người dân sẽ thuận lợi trong việc thông báo về những phát hiện tàu cổ. Trung tâm khảo cổ học dưới nước của Thái Lan đã cơ bản lên được bản đồ Khảo cổ học Vịnh Thái Lan.
Đây là một thành tựu đáng kể, qua đó có kế hoạch khai quật chủ động, bảo vệ nghiêm ngặt những điểm có tàu cổ, tránh sự phá hủy của ngư phủ.
Chúng ta chưa có trung tâm khảo cổ dưới nước nên khi phát hiện lại phải thông qua một số Cty không liên quan đến khảo cổ, liên doanh với nước ngoài, khiến cho công tác khai quật mang nặng tính kinh tế, thiếu kịp thời….
Vấn đề quan trọng và trước hết đặt ra với Trung tâm khảo cổ dưới nước là nhân lực. Đào tạo một nhà khảo cổ dưới nước không kém gì đào tạo một phi công. Đa số các nước Đông Nam Á, các nhà Khảo cổ học dưới nước được đào tạo ở Mỹ, Úc, Anh…
Với Việt Nam chúng ta cũng nên gửi đi đào tạo nước ngoài. Ít nhất, sau 5 năm, nếu bắt đầu từ bây giờ, chúng ta mới có một đội ngũ, dựa trên một quy mô trung tâm đã được hoạch định.
Nếu Trung tâm khảo cổ học dưới nước của Việt Nam được thành lập, chắc chắn yếu tố nước ngoài sẽ giảm dần. Có một Trung tâm khảo cổ học dưới nước, hoạt động phi lợi nhuận, không còn yếu tố nước ngoài tham gia, sức ép về việc chia và bán cổ vật sẽ giảm đi rất nhiều.
Tôi mong rằng, tương lai gần, Trung tâm Khảo cổ học dưới nước Việt Nam sẽ ra đời. Nếu không nhanh, chúng ta sẽ mất đi những lợi thế đang đặt ra trong thời kỳ hội nhập.
Cảm ơn ông.
Trục vớt tàu cổ trên biển Việt NamTại sao ông lại mặn mà với một trung tâm khảo cổ học dưới nước như vậy?
Thực tiễn 5 con tàu cổ ở Việt Nam đã khai quật và qua những thông tin báo dẫn cùng những tư liệu của cơ quan lưu trữ quốc tế và lịch sử thành văn đã khẳng định vai trò, vị trí của biển Việt Nam trên con đường tơ lụa, gốm sứ trên biển cách đây nhiều thế kỷ.
Nó thể hiện sự giao thương của hai nền văn minh Đông và Tây, hối thúc chúng ta cần phải có một cơ quan Khảo cổ học dưới nước để đảm trách những cuộc nghiên cứu, khai quật tàu cổ ở biển Việt Nam.
Vài năm nay, nhiều tổ chức quốc tế đã kêu gọi hợp tác khảo sát tàu cổ. Chúng ta có hơn 3.000 km đường bờ biển, tài sản biển sẽ rất lớn. Học giả Lê Quý Đôn đã nhắc tới người dân ở Ô Cấp (Vũng Tàu) đã từng sống bằng nghề mò đồ vật dưới biển.
Việt Nam có ưu thế của người đi sau, chậm nhưng tiếp thu được thành tựu của thế giới. Chúng ta có kinh nghiệm trong việc trục vớt 5 con tàu, trang thiết bị trong tầm tay (camera, máy ảnh dưới nước….) rất nhiều khả năng và tiềm năng để xây dựng một trung tâm khảo cổ học dưới nước.
Nên xây dựng Trung tâm này ở đâu, thưa ông?
Xây dựng trung tâm khảo cổ học dưới nước có thể tham khảo mô hình của nhiều quốc gia như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Anh. Những trung tâm này thông thường được đặt ở vị trí thuận lợi, gần biển và có nhiều điều kiện cho công việc khảo sát, khai quật...
Ở Việt Nam theo tôi nên đặt ở Vũng Tàu là điểm vô cùng thuận lợi. Đi cùng với nó là một bảo tàng về Hàng hải hay Bảo tàng về những di sản dưới biển, chắc chắn sẽ thu hút khách du lịch đến tham quan.
Theo ông, vùng biển nước ta có còn nhiều con tàu đắm có chứa những cổ vật có giá trị?
Có thể nói, biển Việt Nam sôi động trong mọi thời kỳ lịch sử, với những hoạt động hàng hải lâu đời. Chưa có khảo sát cụ thể, nhưng theo dự đoán của tôi chắc chắn có rất nhiều con tàu đắm trong quá trình vận chuyển trên biển. Theo Cty Seabed Exploration, hiện nay Việt Nam có 40 điểm tàu đắm có khả năng tìm kiếm được.
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ, bảo quản những con tàu đắm đã và sẽ được phát hiện?
Tôi đã đề xuất thành lập trung tâm khảo cổ dưới nước, nhưng đến nay vẫn chưa ra đời. Tôi sẽ tiếp tục đề xuất vì sự bức thiết từ thực tế của biển Việt Nam và mong nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan có thẩm quyền.
Chúng ta cần nhanh chóng xây dựng luật di sản biển. Có hành lang pháp lý, có trung tâm, người dân sẽ thuận lợi trong việc thông báo về những phát hiện tàu cổ. Trung tâm khảo cổ học dưới nước của Thái Lan đã cơ bản lên được bản đồ Khảo cổ học Vịnh Thái Lan.
Đây là một thành tựu đáng kể, qua đó có kế hoạch khai quật chủ động, bảo vệ nghiêm ngặt những điểm có tàu cổ, tránh sự phá hủy của ngư phủ.
Chúng ta chưa có trung tâm khảo cổ dưới nước nên khi phát hiện lại phải thông qua một số Cty không liên quan đến khảo cổ, liên doanh với nước ngoài, khiến cho công tác khai quật mang nặng tính kinh tế, thiếu kịp thời….
Vấn đề quan trọng và trước hết đặt ra với Trung tâm khảo cổ dưới nước là nhân lực. Đào tạo một nhà khảo cổ dưới nước không kém gì đào tạo một phi công. Đa số các nước Đông Nam Á, các nhà Khảo cổ học dưới nước được đào tạo ở Mỹ, Úc, Anh…
Với Việt Nam chúng ta cũng nên gửi đi đào tạo nước ngoài. Ít nhất, sau 5 năm, nếu bắt đầu từ bây giờ, chúng ta mới có một đội ngũ, dựa trên một quy mô trung tâm đã được hoạch định.
Nếu Trung tâm khảo cổ học dưới nước của Việt Nam được thành lập, chắc chắn yếu tố nước ngoài sẽ giảm dần. Có một Trung tâm khảo cổ học dưới nước, hoạt động phi lợi nhuận, không còn yếu tố nước ngoài tham gia, sức ép về việc chia và bán cổ vật sẽ giảm đi rất nhiều.
Tôi mong rằng, tương lai gần, Trung tâm Khảo cổ học dưới nước Việt Nam sẽ ra đời. Nếu không nhanh, chúng ta sẽ mất đi những lợi thế đang đặt ra trong thời kỳ hội nhập.
Cảm ơn ông.
Đ.T.T- Nguyễn Thu Phương
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
Hoangnguyen- Member
- Tổng số bài gửi : 62
Join date : 04/06/2009
Similar topics
» QUỐC HIỆU TRONG LỊCH SỬ NƯỚC TA: “ĐẠI CỒ VIỆT” HAY “CỒ VIỆT”?
» CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN
» ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA
» CÁC HIỆN VẬT VÀNG TRONG VĂN HÓA CÁT TIÊN - VỊ TRÍ PHÁT HIỆN
» ĐÔI NÉT VỀ CHỮ VIẾT CAMPA
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52
» Những người chế tác thần linh
Thu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52
» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Thu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52
» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Wed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Wed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52
» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Wed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52
» Sách từ điển khảo cổ học
Wed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52
» Lý lịch MrDiep_archaeology
Wed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52