khaocoviet


Join the forum, it's quick and easy

khaocoviet
khaocoviet
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Môi trường cổ cư dân Văn Tứ Đông (Khánh Hòa)
Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 8:11 am by diepkhaoco52

» Những người chế tác thần linh
Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:53 am by diepkhaoco52

» Nỗi niềm di chỉ khảo cổ học
Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử I_icon_minitimeThu Jun 27, 2013 7:52 am by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 2)
Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:45 pm by diepkhaoco52

» Tượng Ấn Độ Giáo (Phần 1)
Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:43 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (Phần 2)
Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:36 pm by diepkhaoco52

» Văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hóa đá mới Trung Quốc)
Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:30 pm by diepkhaoco52

» Sách từ điển khảo cổ học
Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:20 pm by diepkhaoco52

»  Lý lịch MrDiep_archaeology
Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử I_icon_minitimeWed Jun 26, 2013 9:12 pm by diepkhaoco52

Affiliates
free forum

Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử

Go down

Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử Empty Phần 2 Gốm sứ thời Mạc qua tư liệu khảo cổ học và lịch sử

Bài gửi by diepkhaoco52 Wed Jun 26, 2013 5:34 pm

Làng gốm Bát Tràng: Bát Tràng là một làng gốm cổ truyền nổi tiếng của Việt Nam. Thời Lê xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380 – 1442) viết xong năm 1435 chép: “Làng Bát Tràng làm đồ bát chén” và cùng với làng Huê Cầu (huyện Mỹ Văn tỉnh Hải Hưng) nhuộm thâm là hai làng cống phẩm cho triều Minh (1368 – 1644 ) ở Trung Quốc. “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm.” Theo biên niên sử có thể coi thế kỷ XIV – XV là thời kỳ hình thành làng gốm Bát Tràng. Nhưng theo những tư liệu thu thập được thì làng này có thể ra đời sớm hơn. Nhân dân Bát Tràng vẫn lưu truyền một huyền thoại về nguồn gốc của nghề gốm như sau: “ Vào đời Lý (1010 – 1225) có 3 vị Thái học sinh ( học vị như tiến sỹ ) là Hứa Vĩnh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú ( hay Phương Vĩnh Phong ) được cử đi sứ Bắc Tống (960 – 1127). Sau khi hoàn tất sứ mệnh trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông – Trung Quốc) gặp bão, phải ở lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng ba ông đến thăm và học hỏi một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng gốm men trắng, Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (Việt Yên – Hà Bắc) nước men sắc đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc) nước men màu vàng thẫm. Tại đình làng Bát Tràng có đôi câu đối phản ánh lai lịch của cư dân và nghề gốm như sau:

Bồ di thủ nghệ khai đình vũ

Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần

Dịch nghĩa là : Nghề từ làng Bồ đi ra, khởi dựng lên đình miếu. Lòng thành như hương lan, cúng tạ thánh thần.[32] Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò". Nghĩa là đất làm gốm phải được nén chặt, để đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm. Kế đó là kỹ thuật tạo lớp men phủ (men trắng, men lam, men nâu, men xanh rêu, men rạn). Cuối cùng là kỹ thuật nung lò để có được sản phẩm hoàn chỉnh. Người thợ gốm quan niệm sản phẩm gốm không khác nào một cơ thể sống, có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và trong đó còn mang cả yếu tố tinh thần, sự sáng tạo của con người. Tất cả hoà vào nhau để tạo nên một loại sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục, màu sắc thanh nhã cùng với sự tinh tế của con người – gốm Bát Tràng. Để có sức sống đầy xuân sắc hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, nghệ nhân Đào Văn Can đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt, các nghệ nhân Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam, Nguyễn Văn Khiếu... mỗi người một tìm tòi, phát hiện để góp những kiến thức, kinh nghiệm, phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng tạo của lớp nghệ nhân già cùng sức trẻ của Bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương

[b style="mso-bidi-font-weight: normal;"]Sự giao thoa gốm thời Mạc với bên ngoài[/b]

Rõ ràng mỗi không gian địa – kinh tế đều có thế mạnh đặc thù riêng của nó. Để có nguồn hàng cung cấp cho vùng châu thổ và phục vụ nhu cầu xuất khẩu nhà Mạc đã thiết lập nhiều mối quan hệ với cư dân vùng trung du, miền núi nhằm thu về các sản vật quý của núi rừng. Theo khảo sát của các chuyên gia thì tại các vùng tiếp giáp giữa châu thổ và miền núi (mà nay đã thành các thị trấn như Chũ, Bố Hạ, Đình Cả, Thạch Thất, Chợ Bến…) đều là các trung tâm giao lưu kinh tế. Điều chắc chắn là các điểm trung chuyển kinh tế đó đã thiết lập mối quan hệ thường xuyên với cư dân, bào tộc của vùng biên viễn với Ai Lao và vùng Vân Nam, Lưỡng Quảng (Trung Quốc). Dấu ấn để lại đó là, ở đó “đều có những di chỉ lớn với rất nhiều mảnh gốm sứ và rất nhiều đồng tiền thời Mạc – Minh.”[33] Theo ghi chép của Tome Pirés thì vào đầu thế kỷ XVI Cochinchina (đồng nghĩa với Đại Việt thời gian đó) đã xuất khẩu đủ các loại targtas (loại hàng lụa bóng) chất lượng cao và tơ lụa thô loại tốt cùng với vàng, bạc, Kalambak (trầm hương loại hảo hạng), gốm sứ và ngọc trai lớn. Thế kỷ XVI – XVII là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của hệ thống hải thương Phương Tây đổ vào các nước Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á[34], Trong suốt thế kỷ XVI ngày càng có nhiều thuyền buôn, đoàn truyền giáo từ các cường quốc phương Tây xuất hiện ở Châu Á và cảng biển của Đại Việt.[35] Trên bình diện khu vực có một hiện tượng đáng chú ý là sau khi giành được độc lập năm 1368 vì nhiều nguyên nhân, nhà Minh (1368 – 1644) đã thực thi chính sách Hải Cấm (Haichin 1371 – 1567) Trung Quốc đã tự khuôn mình trong các hoạt động kinh tế đối ngoại có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Các mối quan hệ giao thương truyền thống của các địa phương (Quảng Châu, Phúc Kiến, Hải Nam) cùng những hoạt động kinh tế tư nhân bị suy giảm nhanh chóng. Hệ quả là nhiều sản phẩm hàng hóa của Trung Quốc trở nên quen thuộc với nhu cầu tiêu dùng của xã hội Đông Á trở nên hết sức khan hiếm trên thị trường. Tranh thủ thời cơ thuận lợi đó, một số quốc gia khu vực như Triều Tiên, Đại Việt, Xiêm La…đã thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường khu vực thời bấy giờ, Đại Việt cũng xuất khẩu nhiều sản phẩm như tơ lụa, gốm sứ…Sản phẩm của các lò gốm xứ Đông như Chu Đậu, Ngói, Lão, Bá Thủy, Hùng Thắng…thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay đã đạt được trình độ rất cao, có thể nói không thua kém gì đồ gốm Trung Quốc[36] Không chỉ có những thay đổi về kỹ thuật, quy mô sản xuất gốm Đại Việt thế kỷ XV – XVI đã chiếm lĩnh 1 thị phần quan trọng vào đời sống kinh tế khu vực. Vào thời Mạc nhiều sản phẩm gốm có kích thước lớn đã được sản xuất ở các trung tâm thủ công nổi tiếng. Gốm thời Mạc là nguồn hàng chính của đoàn thuyền buôn.Với nhiều chủng loại sản phẩm,kiểu dáng, họa tiết trang trí phong phú gốm Mạc đã có thể đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội. Mặc dù có ý kiến cho rằng “có một khoảng trống Mạc” trong giao lưu gốm sứ quốc tế nhưng vào thế kỷ XVI, lịch sử gốm sứ Đại Việt đã chứng kiến một thời kỳ bùng nổ của công nghệ sản xuất gốm sứ, sành. Sự xuất hiện của sành tráng men có thể coi là một bước tiến mới của gốm thời Mạc. Làng Phù Lãng có sản xuất lư hương sành, có men chảy màu vàng xanh. Gốm thời Mạc trong mối liên hệ, được phát triển tiếp nối từ thời Lê sơ đã tự khẳng định những giá trị đặc sắc của mình. Những kết quả khảo sát về vùng Vân Đồn trong những năm qua cho thấy cùng với gốm, đồ sành Trần – Lê – Mạc đã xuất lộ với số lượng lớn ở các bến bãi thuộc vùng biển đảo – thương cảng quốc tế Vân Đồn.[37]Trong bộ chính sử Lịch đại bảo án của vương quốc Lưu Cầu giai đoạn 1425 – 1570 đã ghi rõ số lần thương thuyền của Ryukyu đến Xiêm là 58 lần nhưng số lần thương thuyền đến Annam chỉ có 1 lần duy nhất. Tuy nhiên, dựa vào số hiện vật khai quật được có thể thấy rằng, số lần mà thuyền buôn Lưu Cầu đến giao thương với Đại Việt không phải là một lần duy nhất. So sánh đồ gốm men lam phát hiện được ở Okinawa với Vân Đồn và một số di chỉ gốm sứ khác ở vùng Hải Dương, nhà khảo cổ học tỉnh Okinawa – Kinseiki cũng có nhận xét: “Như vậy, nhiều khả năng nơi đây sản xuất đồ gốm sứ Việt Nam khai quật được ở Okinawa là miền Bắc Việt Nam tỉnh Hải Dương và cảng mậu dịch đương thời nằm trong vịnh bắc bộ bao gồm cả thương cảng Vân Đồn.”[38]

Mặc dù vương triều Mạc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi (65 năm) nhưng những dấu ấn của nó để lại là rất lớn. Tiêu biểu là về đồ gốm.

Gốm thời Mạc với sự kế thừa các yếu tố truyền thống đồng thời với những chính sách tiến bộ khuyến khích sự sáng tạo tài hoa của người nghệ nhân nên đồ gốm thời Mạc đã mang được trong mình được bản sắc riêng. Tiêu biểu là đồ gốm có minh văn.

Sự xuất hiện của một lớp nghệ nhân tài hoa trong giai đoạn này đã để lại một giá trị hiện thực đó là những tác phẩm độc đáo vừa khẳng định được quyền sáng tạo vừa ghi lại dấu ấn lịch sử.

Chính sách “hướng biển” đã giúp cho gốm thời Mạc tiếp tục khẳng định được thương hiệu gốm Đại Việt, đưa gốm Đại Việt đến với bên ngoài không chỉ là khu vực Đông Nam Á mà còn thế giới.

Nghiên cứu gốm thời Mạc còn có thể giúp cho chúng ta phục dựng lại được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ như vấn đề vua Mạc Mậu Hợp sùng bái Phật pháp, minh văn ghi những đồ lễ cúng tế chùa của tầng lớp quý tộc.

Gốm thời Mạc ngày càng được nghiên cứu sâu hơn để có thể xóa đi “có một khoảng trống” mà một số nhà nghiên cứu đã nhận định về giai đoạn này.
diepkhaoco52
diepkhaoco52
Member
Member

Tổng số bài gửi : 25
Join date : 03/12/2011
Age : 33
Đến từ : Cam Lâm - Khánh Hòa

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết